Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

14/2021/TTPTKH&CN

Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào nuôi thương phẩm cá Nheo Mỹ Ictalurus punctatus (Rafinespue 1818) tại Thái Nguyên

Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Thảo Vân

UBND Tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh/ Thành phố

TS. La Văn Công

Khoa học nông nghiệp

13/08/2021

14/2021/TTPTKH&CN

13/10/2021

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên

- Công nghệ nuôi thương phẩm cá Nheo Mỹ trong ao: Mật độ thả nuôi: 2 con/m2; thời gian nuôi: 18 tháng; kích cỡ cá khi thu hoạch: 2,4 – 2,6kg/ con; tỷ lệ sống từ cá giống lên cá thịt đạt > 80%; Năng xuất đạt >40.000kg/ha/18 tháng; Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR= 3,0. - Công nghệ nuôi thương phẩm cá Nheo Mỹ trong lồng: Mật độ thả nuôi: 15 con/m3; thời gian nuôi: 18 tháng; kích cỡ cá khi thu hoạch: 2,5 – 3,1kg/ con; tỷ lệ sống từ cá giống lên cá thịt đạt > 80%; Năng xuất đạt >34 kg/m3/18 tháng; Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR= 2,7.
- Hiệu quả kinh tế của dự án đạt 1.035.796.902 đồng/18 tháng nuôi. - Hiệu quả xã hội của dự án: kết quả triển khai dự án là mô hình mẫu để nhân rộng nhằm khai thác triệt để tiềm năng mặt nước trên địa bàn tỉnh do hiệu quả kinh tế của mô hình mang lại. Dự án được triển khai sẽ trở thanh một điểm sáng cho người dân trong tỉnh tham quan học tập. Bên cạnh đó làm thay đổi phương thức sản xuất nhằm ổn định cuộc sống cho người dân nuôi thủy sản, giảm bớt việc lệ thuộc vào thiên nhiên như khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản. Mặt khác, dự án được tổ chức theo tính chất liên kết giữa doanh nghiệp khoa học, doanh nghiệp thương mại và mở rộng vệ tinh trong nuôi và cung cấp sản phẩm thủy sản hàng hóa tập trung, người dân được tham gia tập huấn kỹ thuật, được tiếp nhận các thông tin trên nhiều lĩnh vực sản xuất và kinh doanh cùng phối hợp để sản xuất ra sản phẩm thủy sản có chất lượng cao, đồng quy cỡ cung cấp cho thị trường. Những người nuôi cá nhỏ lẻ phối hợp với nhau trong một tổ chức có kỷ luật, có sáng tạo là hình thức đầu tiên cũng là cách thức chuyển dần tư duy sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp. Có thể khẳng định bằng công nghệ mới áp dụng tiến bộ kỹ thuật đã bổ sung vào cơ cấu đối tượng nuôi trên địa bàn tỉnh một mô hình nuôi cá mới bền vững và có hiệu quả kinh tế cao (nổi trội hơn) so với các mô hình nuôi khác, làm cơ sở để khai thác tốt điều kiện tự nhiên; kinh tế xã hội của tỉnh và áp dụng những công nghệ tiên tiến, chưa phổ biến rộng rãi vào nuôi thủy sản. Thông qua dự án, việc nuôi thương phẩm cá Nheo Mỹ trong ao, trong lồng đã trở thành một hướng sản xuất nhiều triển vọng, tạo ra hàng hóa có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh, có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong khu vực góp phần tạo sinh kế, nâng cao thu nhập của người dân, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn theo chủ trương chung của Đảng và Nhà nước. Những cán bộ của doanh nghiệp, người dân được đào tạo, tập huấn trở thành những nhà khuyến nông tự nguyện, người lao động có tay nghề. Đây là nguồn lực quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển.

cá Nheo Mỹ Ictalurus punctatus

Ứng dụng

Dự án KH&CN

- Quy mô nuôi thương phẩm cá Nheo Mỹ trong ao với diện tích 7.000 m2; thời gian nuôi 18 tháng cho lãi dòng là: 253.963.187 đồng. Kết quả này vượt mục tiêu (27,94%). - Quy mô nuôi thương phẩm các Nheo Mỹ trong lồng với thể tích 1.500 m3; thời gian nuôi 18 tháng cho lãi dòng là: 781.833.715 đồng. Kết quả này vượt mục tiêu (18,47%).

đạt 1.035.796.902 đồng/18 tháng nuôi.