
- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cá Diêu Hồng (Rô phi đỏ) thích ứng với điều kiện sản xuất của tỉnh Hải Dương
- Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo sơ cấp trung cấp cao cấp lý luận chính trị trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Nghiên cứu chế tạo KÍT chẩn đoán nhanh đồng thời các virus gây bệnh tai xanh (PRRS) dịch tiêu chảy cấp (PED) dịch tả lợn (CSF) và bệnh còi cọc do circo virus (PCV2) bằng kỹ thuật LAMP
- Đánh giá biến đổi khí hậu trong lịch sử thông qua các chỉ tiêu hóa lý trong vòng năm của cây thông nhựa ở tỉnh Quảng Bình và cây pơ mu ở tỉnh Lào Cai
- Chính sách huy động nguồn lực tài chính cho phát triển cơ sở hạ tầng hướng đến 2020
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cải tạo và phát triển vùng sản xuất chè hàng hóa tại tỉnh Bắc Kạn
- Công nghệ khai thác cá ngừ đại dương (công nghệ câu cá ngừ; công nghệ bảo quản cá ngừ)
- Nghiên cứu quy trình tổng hợp mafenid acetat
- Giải pháp hoàn thiện cơ chế tạo quỹ đất sạch nhằm thu hút đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- Sự thích ứng nghề nghiệp của sinh viên ngành công tác xã hội sau khi tốt nghiệp



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
09/2023/TTPTKH&CN
Bảo tồn nguồn gen cây Mã Tiền lông
Trường Đại học Nông Lâm
UBND Tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh/ Thành phố
Nguyễn Minh Tuấn
TS. Nguyễn Minh Tuấn; TS. Đặng Thị Tố Nga; TS. Đỗ Hoàng Chung; TS. Nguyễn Văn Hồng; TS. Nguyễn Hữu Thọ; TS. Đào Thị Thanh Huyền; ThS. Phạm Thị Thu Huyền; ThS. Nguyễn Thế Cường; ThS. Hứa Thị Toàn; ThS. Nguyễn Ngọc Lan
Khoa học nông nghiệp
01/07/2020
01/07/2022
15/09/2022
09/2023/TTPTKH&CN
31/05/2023
Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên
* Sản phẩm nội dung 1: Điều tra đánh giá thực trạng phân bố, khai thác, sử dụng và trữ lượng nguồn gen cây Mã tiền lông
Báo cáo đánh giá được thực trạng phân bố, khai thác, sử dụng và trữ lượng nguồn gen cây Mã tiền lông. Mã tiền lông tên gọi theo tri thức địa phương là Mã chìn mây, Mã chìn hây, Dây gió, Mã tiền độc. Cây được phân bố ở nhiều sinh cảnh rừng khác nhau gồm nứa, vầu xen gỗ, trảng mây bụi, rừng thứ sinh với độ cao phân bố từ 200m-900m so với mực nước biển. Trữ lượng nguồn gen Mã tiền lông trong tự nhiên hiện còn rất ít và tần suất rất hiếm khi gặp nguồn gen Mã tiền lông trong tự nhiên. Hạt được khai thác để chế biến làm thuốc xoa bóp đã làm mất đi nguồn vật liệu tái sinh nguồn gen Mã tiền lông. Ứng dụng trong việc xác định tên địa phương của loài, đánh giá sự phân bố, trữ lượng, tình hình khai thác và sử dụng nguồn gen tại địa phương.
* Sản phẩm nội dung 2: Thu thập nguồn gen Mã tiền lông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các vùng phụ cận
Báo cáo kết quả thu thập nguồn gen cây Mã tiền lông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các vùng phụ cận. Thu thập được nguồn gen cây Mã Tiền lông tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa; xã La Bằng và xã Hoàng Nông huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Xác định được tọa độ phân bố nguồn gen cây Mã tiền lông tại nơi phân bố. Thu thâoh được nguồn gen cây Mã tiền lông để làm mẫu tiêu bản, phân tích đa dạng di truyền và phục vụ xây dựng vườn gốc giống và quy trình thu thập và bảo quản giống của cây Mã tiền lông.
* Sản phẩm nội dung 3: Xây dựng vườn giống gốc cây Mã tiền lông quy mô 300m2
* Sản phẩm nội dung 4: Nghiên cứu đánh giá phương thức nhân giống cây Mã tiền lông.
* Sản phẩm nội dung 5: Xây dựng vương ươm sản xuất cây giống Mã tiền lông quy mô 100m2
* Sản phẩm nội dung 6: Xây dựng mô hình bảo tồn chuyển vị gen Mã tiền lông quy mô 500m2
* Sản phẩm nội dung 7: Tư liệu hóa nguồn gen được bảo tồn.
Mã tiền lông là loài cây dược liệu có giá trị, hạt của cây được sử dụng làm dược liệu để trị phong thấp, tê, bại liệt, đau khớp dạng phong thấp, nhức mỏi chân tay, đau dây thần kinh, sưng đau do sang chấn, nhọt độc sưng đau, vì hạt được khai thác làm nguyên liệu chiết xuất bruxin nên số lượng cây càng hiếm. Tại Thái Nguyên do tình trạng chặt rừng để trồng keo, trồng cây ăn quả và làm nương rẫy, cũng như hiện tượng khai thác tận diệt của người dân, dẫn đến nguy cơ suy giảm và có thể tuyệt chủng nguồn gen Mã tiền lông quý hiếm của địa phương. Do vậy việc nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây Mã tiền lông là cần thiết góp phần bảo tồn, phát triển và khai thác nguồn gen cây Mã tiền lông tại địa phương.
cây Mã Tiền lông, bảo tồn nguồn gen
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học nông nghiệp,
Cơ sở để xây dựng Dự án SXTN,
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 1
có
01 thạc sỹ ngành Khoa học cây trồng