Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

505.01-2018.03

2022-45-0455/NS-KQNC

Bảo vệ quyền con người bẳng cơ chế bảo hiến trong nhà nước pháp quyền: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Viện Quyền con người

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam

Quốc gia

PGS. TS. Hoàng Văn Nghĩa

PGS.TS. Tường Duy Kiên; PGS.TS. Nguyễn Minh Hằng; PGS.TS. Đặng Dũng Chí; PGS.TS. Trương Hồ Hải; PGS.TS. Tô Văn Hòa; TS. Bùi Hải Thiêm; TS. Phạm Trọng Nghĩa; TS. Lê Thị Thu Mai; ThS. Lê Thị Hồng Phúc

Luật học

05/2018

06/2020

29/11/2021

2022-45-0455/NS-KQNC

10/05/2022

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

- Thông qua phân tích những hạn chế về nhận thức lý luận, đề tài làm rõ sự cần thiết của việc xây dựng một khung lý thuyết lô-gich, khoa học làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện thể chế nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay, cũng như cơ chế bảo hiến và quyền con người. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp khung phân tích, luận giải về những hạn chế, bất cập trong nhận thức và thực tiễn tôn trọng, bảo đảm các quyền hiến định, bảo vệ hiến pháp và nguyên tắc nền tảng của nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay. Đóng góp mới của đề tài đó là xây dựng khung lý thuyết tiếp cận quyền con người phân tích về quá trình hình thành, phát triển của chủ nghĩa hiến pháp, cơ chế bảo vệ hiến pháp và nhà nước pháp quyền, đề xuất cơ chế bảo hiến và cơ chế quyền con người theo đặc trưng của mô hình nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho lý thuyết về nhà nước pháp quyền hiện đại, về cơ chế bảo hiến và cơ chế bảo vệ quyền con người của luật quốc tế về quyền con người. Đồng thời, làm cơ sở khoa học cho việc hoạch việc thể chế hoá các quan điểm, đường lối, chính sách có liên quan của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, về tôn trọng và bảo đảm quyền con người. - Đặc biệt, đề tài đề xuất khung nhận thức lý luận về chủ nghĩa hiến pháp, quyền con người và nhà nước pháp quyền trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế và phát triển ở Việt Nam, làm nền tảng cho việc triển khai thực hiện các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, và tăng cường bảo đảm, thực hiện các quyền con người trong thời gian tới. - Những đóng góp khoa học nêu trên của đề tài được thể hiện trong các sản phẩm của đề tài, bao gồm báo cáo kiến nghị chính sách, xã hội hóa các kết quả nghiên cứu trên các tạp chí trong và ngoài nước, đặc biệt là cuốn sách chuyên khảo được xuất bản khi kết thúc đề tài. Cuốn sách này sẽ được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước hữu quan trong việc xây dựng, tổ chức thực thi chính sách, pháp luật trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính nhà nước, tư pháp và quyền con người. - Cuốn sách chuyên khảo và các sản phẩm khoa học khác của đề tài cũng được sử dụng như là một nguồn học liệu và tài liệu tham khảo cho các trường đại học, viện nghiên cứu, đặc biệt là các trường luật, trong việc giảng dạy, nghiên cứu về lý luận nhà nước pháp luật, luật hiến pháp và luật hành chính, quyền con người.
20685
Đề tài là công trình nghiên cứu đầu tiên ở nước ta khảo sát, phân tích toàn diện, hệ thống, chuyên sâu từ cách tiếp cận luật học so sánh và cách tiếp cận dựa trên quyền con người về vấn đề hiến pháp, chủ nghĩa lập hiến, cơ chế bảo vệ hiến pháp, nhà nước pháp quyền.

Quyền con người; Bảo hiến; Nhà nước pháp quyền; Cơ chế; Hiến pháp; Xã hội chủ nghĩa

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không