- Nghiên cứu đề xuất giải pháp phòng ngừa kiềm chế tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- Nghiên cứu giải pháp nhằm đảm bảo lấy nước tưới chủ động cho hệ thống các trạm bơm ở hạ du hệ thống sông Hồng - Thái Bình trong điều kiện mực nước sông xuống thấp
- Xây dựng mô hình sản xuất lúa giống và lúa thương phẩm chất lượng cao tại huyện Lắk tỉnh Đắk Lắk
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo mô hình huấn luyện phòng huấn luyện phòng thực hành hệ thống điều hòa không khí trên xe ôtô
- Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng giải phẫu bệnh của 2 nhóm bệnh ung thư biểu mô tuyến vú có thụ thể nội tiết dương tính và âm tính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình
- Xây dựng mô hình áp dụng biện pháp kỹ thuật trồng chuối tây Thái Lan xen canh cây dược liệu theo hướng hàng hóa tại huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ
- Phát triển các mô hình cộng tác dựa trên ontology cho chú thích ngữ nghĩa và khuyến nghị video sử dụng mạng xã hội dựa trên sự đồng thuận
- Nhiệm vụ nghiên cứu tính chất và hình thái cấu trúc của vật liệu tổ hợp polyaxit lactic/nanohydroxyapatit (PLA/Hap) có và không có chất tương hợp định hướng ứng dụng trong y sinh
- Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật cắt lưỡng cực bốc hơi tổ chức và LASER để điều trị u lành tính tuyến tiền liệt ung thư bàng quang
- Hoàn thiện công nghệ và thiết bị cơ giới hóa đồng bộ sản xuất mía tại các vùng chuyên canh
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
I3.1-2012.11
2017-53-136/KQNC
Các quan điểm lý thuyết về hòa nhập xã hội và hòa nhập xã hội của nhóm lao động nghèo nhập cư vào các đô thị nước ta trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
Quốc gia
PGS.TS. Phạm Văn Quyết
TS. Trần Văn Kham, PGS.TS. Nguyễn Quý Thanh, PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh, TS. Lalita McHenry, ThS. Đinh Quang Hùng
Xã hội học nói chung
09/2013
09/2015
24/06/2016
2017-53-136/KQNC
12/01/2017
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
1.9.1. Đóng góp mới về khoa học:
Qua đánh giá về sự hoà nhập - tham gia vào các hoạt động xã hội của người di cư, kết quả phân tích dã làm rõ một số chiều cạnh nổi bật sau: Người di cư hầu như chưa thật tích cực chủ động trong việc tham gia các hoạt động cũng như các tổ chức xã hội tại cộng đồng sinh sống và làm việc. Sự tham gia của họ chỉ tích cực hơn ở một số lĩnh vực hoạt động mà họ được người dân sở tại, chính quyền, các tổ chức đoàn thể địa phương nơi cư trú mời tham gia. Điều đó cho thấy người di cư chưa ý thức được vai trò, ý nghĩa của cộng đồng, địa bàn nơi sinh sống, chưa coi môi trường sống là nguồn lực quan trọng giúp cho bản thân họ giải quyết những khó khăn của cuộc sống. Bên cạnh đó, người dân, các cơ quan chính quyền, các tổ chức chính trị đoàn thể nơi có lao động di cư đến chưa thật sự quan tâm đến quyền lợi xã hội của người di cư, chưa lôi kéo, thu hút người di cư vào các hoạt động cộng đồng cũng như các hoạt động, các tổ chức đoàn thể xã hội của địa phương. Dường như họ chỉ quan tâm đến người di cư khi cần đến những đóng góp hoặc những vấn đề an ninh. Trong khi đó từ góc độ của người di cư, chính sự thăm hỏi, quan tâm đến người di cư là giải pháp hữu ích đề dần xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa “người cũ” và “người mới”, tạo ra những điều kiện trợ giúp - môi trường xã hội hoà nhập cho đối tượng này.
1.9.2. Đóng góp trong việc xây dựng, hoạch định chính sách:
- Đưa ra một số khuyến nghị, tư vấn chính sách đối với việc quan tâm giải quyết các vấn đề liên quan đến các chiều cạnh kinh tế như việc làm, thu nhập, đào tạo nghề cũng rất cần quan tâm đến giải quyết những vấn đề về sự tham gia của người di cư vào đời sống văn hóa, xã hội tại cộng đồng nơi cư trú; thúc đẩy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, chính quyền, đoàn thể các địa phương trong việc tạo dựng môi trường xã hội cho hòa nhập cộng đồng. - Tư vấn các cơ quan chức năng phương thức để tạo điều kiện cần thiết để người di cư ý thức được môi trường sống là nguồn lực quan trọng cho việc khắc phục những khó khăn vướng mắc trong đời sống của họ; làm tăng thêm niềm tin xã hội ở họ. Trong các mô hình cũng rất cần quan tâm đến những đặc trưng vùng miền.
1.9.2. Đóng góp về hệ quả xã hội + Đối với hoạt động quản lý:
Tạo sự kết nối giữa các nhà khoa học với các nhà quản lý ở các địa bàn nghiên cứu, khẳng định vị thế và phát huy vai trò của đội ngũ các nhà khoa học trong tam giác: người dân - nhà khoa học - chính quyền trung ương/địa phương.
+ Đối với hoạt động đào tạo:
Không chỉ đào tạo học viên cao học thuộc kết quả trực tiếp của việc thực hiện đề tài mà cái chính là không chỉ chủ nhiệm mà tất cả các thành viên thực hiện đề tài đều tích cực đưa những kết quả nghiên cứu vào nội dung hàng ngày trong bài giảng, giáo trình phục vụ hoạt động đào tạo.
+ Đôi với việc nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cả nhân thông qua tham gia thực hiện đề tài, đào tạo trên đại học.
Góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của nhà trường nói chung, các cá nhân trực tiếp tham gia nghiên cứu nói riêng. Kết hợp hài hòa giữa các nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn ở địa phương, đồng thời truyền đạt kinh nghiệm cho các thành viên nghiên cứu trẻ cũng như góp phần cho hoạt động đào tạo đại học và sau đại học của trường.
Hòa nhập xã hội; Người lao động; Nhập cư; Đô thị
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 4
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
03 ThS và NCS