
- Hệ thống hóa đánh giá các nghiên cứu về dân tộc và công tác dân tộc ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
- Khai thác và phát triển nguồn gen quýt Tràng Định - Lạng Sơn và bưởi Luận Văn - Thanh Hóa
- Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm liposome doxorubicin và amphotericin B
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán dự phòng một số bệnh truyền nhiễm ở địa bàn trọng điểm
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động PCCC ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Nâng cao hiệu quả nuôi cá chim vây vàng Trachinotus blochii bằng khô dầu đậu tương được loại bỏ yếu tố kháng dinh dưỡng
- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất Interleukin-2 tái tổ hợp trên dòng tế bào Ecoli
- Tương quan điện tử và sự chuyển pha trong một số hệ phức hợp
- Tổng hợp nghiên cứu tính chất khả năng thăng hoa và ứng dụng để chế tạo màng oxit kim loại của một số β-đixetonat kim loại chuyển tiếp
- Chuyển giao quy trình sản xuất nhanh chế phẩm nấm xanh Metarhizium anisopline ở quy mô nông hộ và xây dựng mô hình ứng dụng nấm xanh Metarhizium anisopline trừ rầy nâu hại lúa tại 4 huyện Ba Tri Bình Đại Thạnh Phú Giồng Trôm tỉnh Bến Tre



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
14/2023/TTPTKH&CN
Đánh giá khả năng thích ứng xây dựng mô hình trình diễn cây sachi inchi (Plukenetia Volubilis L) tại tỉnh Thái Nguyên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
UBND Tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh/ Thành phố
Vũ Thị Thu Hiền
PGS.TS. Vũ Thị Thu Hiền; ThS. Nguyễn Thị Bích Hồng; ThS. Nguyễn Bằng Tuyên; TS. Vũ Thanh Hải; PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy; TS. Phạm Thị Ngọc; TS. Đoàn Thu Thủy
Khoa học nông nghiệp
01/11/2020
01/11/2022
21/12/2022
14/2023/TTPTKH&CN
04/07/2023
Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên
1, Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh, năng suất và chất lượng của Sachi inchi
Cây Sacha inchi trồng tại Đại Từ - Thái Nguyên sinh trưởng phát triển tốt, có thời gian từ trồng đến ra hoa từ 103-112 ngày, đến thu hoạch quả lần đầu là 225-235 ngày tùy thời điểm gieo hạt, mỗi năm có thể thu 5-6 đợt. Trong thời gian triển khai nghiên cứu có phát hiện sâu đục thân, sâu khoang, sâu róm ăn lá, sâu đục quả và nhện đỏ trích hút nhựa, trong đó sâu róm và sâu đục quả gây hại nặng hơn, đồng thời cũng tìm được một số loài thiên địch, có thể khai thác, tạo thế cân bằng trong vườn trồng sachi inchi. Tổng số quả 1 cây là 153,0 quả với số quả trung bình là 30,6 quả/lần thu. Mỗi quả cho số hạt từ 4-5 hạt nên số lượng hạt trung bình 1 lần thu là 125,9 hạt. Năng suất quả/cây từ 1,01 đến 1,13 kg/cây. Năng suất quả thu trên 1ha đạt 2,05 tấn/ha. Thành phần dinh dưỡng hạt tốt, tương đương với nhiều tác giả nghiên cứu đã công bố.
2, Hoàn thiện quy trình trồng sachi inchi tại Đại Từ - Thái Nguyên trên cơ sở quy trình công bố của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Các công thức được lựa chọn từ các thí nghiệm gồm:
- Thời vụ trồng tốt nhất là trồng vào TV1 trồng vào tháng 1-3
- Mức phân bón tốt nhất cho quy trình trồng tại Đại Từ là PB 1: Bón lót 3kg PC/1 cây + 0,3kg lân + bón thúc 0,5 NPK (13:13:13 + TE)
- Mật độ trồng tốt nhất là MDD2 - mật độ 2000 cây/1ha (khoảng cách 2,5m x 2m)
3, Xây dựng mô hình sachi inchi trồng tại Đại Từ - Thái Nguyên.
Với mô hình trồng sachi inchi 02ha tại Đại Từ - Thái Nguyên, năng suất của mô hình trồng đạt 2,06 tấn/ha, chất lượng dinh dưỡng hạt đạt chất lượng tốt tương đương với công bố của thế giới như: Omega 3 đạt 40,28%, Omega 6 đạt 36,33% và Omega 9 đạt 8,12%.
Bước đầu mô hình trồng cây sachi inchi đã cho thu nhập sớm hơn so với hai cây trồng chính là chè và keo. Cây ít sâu bệnh nên góp phần bảo vệ sinh thái môi trường.
cây sachi inchi, Plukenetia Volubilis L.
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học nông nghiệp,
Mô hình trình diễn
Số lượng công bố trong nước: 1
Số lượng công bố quốc tế: 0
không
không