Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

44/2018

Đánh giá sự đa dạng sinh học thành phần thực vật cây thân gỗ tại núi Trọi huyện Tri Tôn và Đồi 4 núi Phú Cường huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang

Trung tâm Khuyến nông An Giang

UBND Tỉnh An Giang

Cơ sở

ThS. Bành Lê Quốc An

KLV. Nguyễn Văn Thương; KLV. Phan Thành Nhân

Khoa học nông nghiệp

09/2017

11/2018

06/11/2018

44/2018

13/12/2018

Sở Khoa học và Công nghệ An Giang

Kết quả cho thấy, tại núi Trọi và Đồi 4 núi Phú Cường thì chỉ số đồng đều loài lần lượt là 0,82 và 0,88 đạt mức độ khá, chỉ số ưu thế loài là 0,42 và 0,41 đạt mức độ trung bình, chỉ số đa dạng sinh học loài là 1,08 và 1,07 đạt mức trung bình. Về cấu trúc tổ thành phần loài thực vật cây thân gỗ (IV% ≥5%) tại núi Trọi là Muồng đen (29,79%), Keo lá tràm (27,12%), Bình linh (11,13%), Căm xe (7,81%). Về giải pháp gây trồng loài thực vật cây thân gỗ phù hợp theo địa hình tại núi Trọi huyện Tri Tôn là tại chân núi phù hợp gây trồng 10 loài thực vật cây thân gỗ là Bằng lăng ổi, Bình linh, Bọ chét, Căm xe, Giáng hương, Keo lá tràm, Quăng lông, Sao đen, Xoài, Xoay; tại sườn núi phù hợp gây trồng 10 loài thực vật cây thân gỗ là Bình linh, Bọ chét, Bông gòn, Căm xe, Giáng hương, Keo lá Tràm, Mít, Muồng đen, Quăng lông, Xoài; tại đỉnh núi phù hợp gây trồng 8 loài thực vật cây thân gỗ là Bằng lăng ổi, Bình linh, Bọ chét, Căm xe, Giáng hương, Keo lá tràm, Muồng đen, Quăng lông. Đã ứng dụng thực tế, khuyến cáo hộ nhận khoán rừng tại núi Trọi giữ và bảo vệ cây Keo lá tràm và cây Muồng đen, đến nay 2 loài này vẫn sinh trưởng tốt.

đa dạng; thân gỗ

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không