Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

2021-58-927/KQNC

Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu đặt ra từ cuộc cách mạng công nghiệp 40

Học viện tư pháp

Bộ Tư pháp

Bộ

Đoàn Trung Kiên

Các vấn để pháp luật khác

28/10/2020

2021-58-927/KQNC

19/05/2021

Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

(1) Đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Tư pháp trước yêu cầu của cuộc CMCN 4.0, đặc biệt đã làm rõ cuộc CMCN 4.0 tác động như thế nào đến nguồn nhân lực của ngành tư pháp và đặt ra những yêu cầu gì đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành tư pháp. (2) Đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Tư pháp so với yêu cầu của cuộc CMCN 4.0, từ đó khẳng định các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của nành tư pháp đã có những bước chuẩn bị cho sự thay đổi nhằm thích ứng với yêu cầu của cuộc CMCN 4.0. (3) Trên cơ sở kết quả nghiên cứu kinh nghiệm ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành tư pháp ở một số quốc gia trên thế giới và đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Tư pháp, đề tài đã đề xuất các giải pháp có tính khả thi để phát triển hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành Tư pháp thích ứng với yêu cầu của cuộc CMCN 4.0. Theo đó, các giải pháp được đề xuất khá toàn diện từ đổi mới thể chế, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên đến nền tảng công nghệ hoạt động quản lý đào tạo… Các giải pháp không chỉ dừng ở việc nêu vấn đề mà cố gắng đưa ra cách thức, lộ trình triển khai các giải háp trong thực tiễn, đề xuất cụ thể việc triển khai một số Đề án nhằm đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa trong đó CMCN 4.0 tạo ra những thay đổi lớn đối với hoạt động nghề nghiệp của nguồn nhân lực ngành tư pháp. Đối với hoạt động xây dựng pháp luật, những thay đổi lớn có thể kể tới là những vấn đề mới liên quan tới ứng dụng công nghệ đòi hỏi sự điều chỉnh của pháp luật và việc ứng dụng công nghệ trong quá trình lập pháp. Đối với nhóm nhân lực thực thi pháp luật, các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, CMCN 4.0 tác động đến cả nội dung và phương thức làm việc của họ. Về mặt nội dung, các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp sẽ phải giải quyết, tham gia giải quyết những loại tranh chấp mới, nhiều vấn đề chưa có tiền lệ. Về phương thức hành nghề, tác động rõ ràng nhất của CMCN 4.0 là trí tuệ nhân tạo và sự xuất hiện của robot có thể thay thế con người về khả năng tính toán, ghi nhớ, phân tích cùng hiệu suất công việc cao. Trong bối cảnh hoạt động nghề nghiệp có những biến chuyển mạnh mẽ như nêu trên, nguồn nhân lực ngành tư pháp trong thời đại CMCN 4.0 cần đáp ứng các yêu cầu mới trong đó hiểu biết về những công nghệ mới và biết cách sử dụng những công nghệ mới trở thành những tiền đề quan trọng đối với những người làm công tác tư pháp. Do đó, Đề tài có giá trị ứng dụng thực tiễn sâu sắc đối với các cơ sở đào tạo nghề luật trong việc đổi mới phương thức đào tạo nghề luật, xác định hệ thống các giải pháp và lộ trình đổi mới hoạt động đào tạo đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành tư pháp đáp ứng được yêu cầu đặt ra từ cuộc CMCN 4.0.

đào tạo nguồn nhân lực; bồi dưỡng nguồn nhân lực; cuộc cách mạng công nghiệp 4.0;

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không