- Du lịch dựa vào cộng đồng và sự biến đổi văn hóa địa phương (Nghiên cứu trường hợp một số điểm du lịch tỉnh Hòa Bình)
- Mối quan hệ hài hòa giữa phát triển kinh tế và xã hội hướng tới thịnh vượng và bền vững
- Cơ sở khoa học của giám sát xã hội và phản biện xã hội ở nước ta hiện nay
- Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở ở huyện Yên Mô
- Nghiên cứu các hệ tương quan mạnh bằng phương pháp tính số
- Nghiên cứu mối liên quan của Homocysteine và Hs –CRP trong xác định sớm nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp tại Hải Phòng
- Mạng xã hội đối với thanh niên Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
- Nghiên cứu đặc điểm tinh thể-khoáng vật học và ngọc học các loại đá quý và khoáng vật đi kèm trong pegmatit vùng Lục Yên làm cơ sở xác định điều kiện thành tạo và tiềm năng đá quý của khu vực
- Chuẩn hóa các kết quả nghiên cứu về Địa kỹ thuật - Môi trường thành phố Hà Nội phục vụ công tác quản lý tài nguyên quy hoạch xây dựng và sử dụng đất hiệu quả bền vững
- Xây dựng mô hình sản xuất và liên kết chuỗi giá trị sản phẩm trong sản xuất bưởi và cam sành theo VietGAP tại ĐBSCL
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
21/KQNC- TTKHCN
Dạy nghề và chữ viết Khmer cho người dân tộc Khmer tại huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ
Ban Dân tộc thành phố Cần Thơ
UBND TP. Cần Thơ
Tỉnh/ Thành phố
ThS. Tào Việt Thắng
TS. Châu Tấn Phát; CN. Dương An; CN. Phan Thị Hồng Nhung 4. CN. Lương Văn Trừ; CN. Lê Thị Ngọc Thu; CN. Đào Hương; CN. Trần Thị Hiền; CN. Nguyễn Hoàng Hải; CN. Võ Kim Ngân
Khoa học xã hội
01/2018
12/2019
16/10/2019
21/KQNC- TTKHCN
13/12/2019
Trung tâm thông tin Khoa học và Công nghệ tp Cần Thơ
Khmer; Chữ viết; Giáo dục
Ứng dụng
Dự án KH&CN
Như vậy, việc tổ chức đào tạo nghề cho người dân tộc Khmer địa phương không những đã tạo điều kiện có thêm nghề mới để có cơ hội đa dạng hóa nguồn sinh kế, tăng thêm thu nhập mà còn giúp nâng cao năng lực sản xuất cho Tổ hợp tác đan lục bình, tăng thêm số lượng thợ có tay nghề cho làng nghề truyền thống, đáp ứng ngày càng cao cho sản xuất hàng hóa. Sản phẩm của Tổ hợp tác ngày càng phong phú và đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, từ các loại túi sách thời trang đến đồ trang trí nội thất và đồ dùng gia đình với trên 15 loại sản phẩm. Năng lực sản xuất tại thời điểm tháng 9/2019 là trên 120.000 sản phẩm các loại/tháng. Từ đó những hiệu quả đó đến nay Tổ Hợp tác đan lục bình đã phát triển thành Hợp Tác xã. Đồng thời, với xu hướng phát triển của thị trường như trên cho thấy nhu cầu mở thêm các lớp dạy nghề, nhất là lớp nâng cao, hướng dẫn kỹ thuật để tạo ra các sản phẩm mang tính thẩm mỹ và yêu cầu chất lượng cao hơn, nhằm một mặt tạo ra những sản phẩm mang tính cạnh tranh cao, đồng thời cũng là cơ sở để nâng cao mức đơn giá tiền công và thu nhập của người lao động.
- Đối với lớp dạy nghề trồng lúa năng suất cao, các học viên đã nắm được các nội dung ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới để đưa vào sản xuất, đặc biệt là so với kiểu canh tác truyền thống giảm được chi phí đầu tư từ giống, thuốc nhưng vẫn đảm bảo được năng suất sau khi thu hoạch (so sánh trên cùng một diện tích, cùng một vị trí thực hành). Minh chứng cụ thể về hiệu quả kinh tế là với Lớp 1, thực hành vụ Đông-Xuân 2018-2019 đạt 130 tấn/ha, cao hơn so với chủ đất thu hoạch 109 tấn/ha vụ Đông- Xuân 2017-2018; còn Lớp 2, thực hành trên vụ Hè - Thu 2018-2019 đạt 100 tấn/ha, cao hơn so với chủ đất thu hoạch 87 tấn/ha vụ Hè-Thu 2017-2018. - Đối với lớp dạy nghề đan lục bình đã tạo thêm mô hình sinh kế cho 120 lao động (ngoài trồng trọt, chăn nuôi tại nhà), qua đó nâng cao thu nhập cho hộ dân tộc Khmer. Thu nhập thực tế của các xã viên (trong đó có 120 học viên hoàn thành khóa học và được tham gia ngay với Tổ hợp tác) so với năm 2017 (năm nghiên cứu xây dựng Dự án khoa học), thu nhập bình quân từ 1,5 đến 2 triệu đồng/tháng thì đến tháng 9/2019 không có người thu nhập dưới 3,2 triệu đồng/tháng (chỉ tính với những người lao động trong thời gian nhàn rỗi, không tính những người xem đây là nghề thu nhập chính).