liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

Đề án 47: “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” (Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg ngày 01/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ)

2021-02-945/KQNC

Điều tra tổng thể hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản biển Việt Nam

Viện nghiên cứu hải sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

ThS. Nguyễn Viết Nghĩa

TS. Vũ Việt Hà; ThS. Phạm Quốc Huy; ThS. Trần Văn Cường; ThS. Nguyễn Hoàng Minh; TS. Nguyễn Khắc Bát; TS. Nguyễn Quang Hùng; ThS. Phạm Huy Sơn; ThS. Nguyễn Công Thành; ThS. Nguyễn Phi Toàn

Hệ sinh thái và đánh giá nguồn lợi thuỷ sản

01/09/2011

01/12/2015

22/01/2016

2021-02-945/KQNC

02/06/2021

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

Các kết quả điều tra, đánh giá tổng thể hiện trạng (2011-2012) vả biến động nguồn lợi hải sản 2013-2015) ở biển Việt Nam là cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp

bảo vệ nguồn lợi vả quản lý nghề cá ở biển Việt Nam vả định hướng điều tra, nghiên cứu tiếp theo.

Các kết quả nghiên cứu đã góp phần định hướng điều chỉnh cơ cấu nghề nghiệp trong việc: 1) Giảm thiểu cường lực khai thác của các đội tàu khai thác hải sản ở các vùng biển Việt Nam; 2) Điều chỉnh cơ cấu sản lượng phù hợp giữa vùng biển ven bờ và vùng biển xa bờ để phù hợp với hiện trạng nguồn lợi ở các vùng biển; 3) Điều chỉnh cơ cấu sản lượng của các nhóm nguồn lợi hải sản theo hướng gia tăng sản lượng khai thác của nhóm cá nổi nhỏ và cá nổi lớn; giảm thiểu sản lượng đối với nhóm cá đáy, giáp xác; 4) Điều chỉnh cơ cấu nghề nghiệp của từng vùng biển; 5) Tổ chức sản xuất theo hướng thích ứng với sự biến động của nguồn lợi theo chu kỳ ENSO (chu kỳ E1 Nino và La Nina) đối với các nghề lưới rê, câu vàng, câu tay cá ngừ đại dương.

Định hướng xây dựng các giải pháp quy hoạch: 1) Giảm số lượng tàu làm nghề lưới kéo 2.380 chiếc, tương đương 19% đến năm 2020; giảm 2.180 chiếc, tương dương 21% đen năm 2025 và giám 2.560 chiếc, tương dương 32% đến năm 2030; 2) Tổng số tàu nghề câu cá ngừ, chụp mực, lưới vây, chụp mực đến năm 2020 là 2.300 chiếc vả tăng 3.360 chiếc đến năm 2030; 3) Tăng số lượng tàu dịch vụ hậu cần đến năm 2020 khoảng 1.480 chiếc vả đến năm 2030 khoảng 1.570 chiếc; 4) Tăng sản lượng khai thác xa bờ lên khoảng 1.300.000 tấn đến năm 2020, tương đương khoảng 0,26%/năm vả tăng 0,74%/năm, tương ứng khoảng 1.400.000 tấn đến năm 2030; 5) Từng bước cơ giới hóa đội tàu khai thác xa bờ để giảm lao động trực tiếp tham gia vào quy trình kỹ thuật khai thác. Đến năm 2020 số lao động khai thác xa bờ khoảng  230.000 người và đến năm 2030 khoảng 242.000 người.

Đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn lợi: 1 ) Đề xuất các khu vực bảo vệ nguồn lợi (các vùng hạn chế khai thác, cấm khai thác); xây dựng hệ thống các khu bảo vệ nguồn lợi (fisheries refugia) ở một số vùng biển, bao gồm:

+ Khu vực 1: Vùng bờ từ Quảng Ninh đến Hòn Nẹ (Thanh Hóa). + Khu vực 2: Vùng bờ từ Hà Tĩnh đến Huế

+ Khu vực 3: Vùng bờ Khánh Hòa - Ninh Thuận. + Khu vực 4: Vùng bờ Vũng Tàu - Trà Vinh. + Khu vực 5: Vùng bò‘ Tây Cà Mau đến Kiên Giang. 2) Đề xuất cấm và hạn chế khai thác vào mùa vụ sinh sản chính, khoảng tháng 3 đến tháng 5.

3) Gia tăng kích thước mắt lưới, hoặc áp dụng biện pháp thoát cá con của một số nghề khai thác chủ động (lưới kéo đáy, lưới vây, chụp, vó mành) để giảm thiểu đánh bắt các nhóm cá thể chưa trưởng thành. 

 

 

19206

Kết quả đánh giá tổng thổ hiện trạng, biến động nguồn lợi hải sản và nghề cá ở biển Việt Nam làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, quản lý, sử dụng hợp lý và dự báo ngư trường khai thác góp phần phát triển bền vững nguồn lợi và nghề cá.

Điều tra tổng thể; Hiện trạng; Biến động; Nguồn lợi hải sản; Biển Việt Nam

Ứng dụng

Đề án khoa học

1

Các kết quả nghiên cứu của dự án đã góp phần định hướng xây dựng các giải pháp cơ chế chính sách thực hiện quy hoạch: - Xây dựng cơ chế, chính sách, chế tài nhằm ngăn chặn triệt để sự gia tăng số lượng tàu khai thác có ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi và hệ sinh thái ở vùng biển xa bờ (lưới kéo, nghề đáy, nghề mảnh,...) trước khi thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu khai thác xa bờ. - Xây dựng cơ chế, chính sách phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu lưới kéo, nghề đáy, nghề mành,... sang các nghề chụp mực, lưới vây, nghề câu. - Xây dựng chính sách chiến lược phát triển thương hiệu sản phẩm khai thác xa bờ đối với một số mặt hàng chủ lực như: cá ngừ, mực... của nước ta. " Xây dựng chính sách, điều chỉnh cơ chế tài chính nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia tích cực vào chuỗi khai thác hải sản xa bờ. Khuyến khích việc thành lập các mô hình liên kết sản xuất trong khai thác xa bờ như: mô hình hợp tác xã,tổ/đội đoàn kết khai thác, mô hình tổ chức sản xuất trên biển (như mô hình tàu mẹ-tàu con, mô hình luân phiên).