Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

Không có

2024-58-0335/NS-KQNC

Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030 định hướng đến năm 2045

Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý

Bộ Tư pháp

Bộ

Chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ 2021-2025 “Quản trị nền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

TS. Nguyễn Quang Thái

ThS. Nguyễn Thị Ngân; TS. Nguyễn Minh Khuê; TS. Nguyễn Văn Nghĩa; ThS. Đinh Công Tuấn; ThS. Phạm Minh Đức; ThS. Ngô Thanh Xuyên; TS. Đào Thị Hoài Thu; ThS. Lê Thế Phúc; ThS. Phạm Thị Hằng; TS. Nguyễn Kim Sáu; PGS.TS. Bùi Thị Huyền; CN. Hà Lan Anh; TS. Nguyễn Ngọc Vũ; ThS. Phan Huy Hiếu; ThS. Hoàng Văn Nam; TS. Đặng Văn Huy; TS. Hoàng Thế Anh; ThS. Nguyễn Thị Hoàng Giang; CN. Nguyễn Đình Vĩnh; ThS. Nguyễn Minh Đức; KS. Trần Huy Đà; CN. Nguyễn Hữu Thắng

Luật học

01/03/2022

01/06/2023

02/10/2023

2024-58-0335/NS-KQNC

19/03/2024

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

Đề tài đóng góp cho việc định hướng hoàn thiện chính sách, thể chế, mô hình tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự (THADS) với tầm nhìn trung và dài hạn.

Các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hệ thống hóa và bổ sung luận cứ về lý luận, khoa học, thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế cho việc nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (NNQP XHCN) Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

23745

Kết quả Đề tài này vừa phục vụ nhiệm vụ khoa học, vừa góp phần thực hiện chính trị cấp thiết, quan trọng để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XIII nói chung và Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới nói riêng. Đề tài đã nghiên cứu và đạt được một số kết quả nổi bật có ý nghĩa khoa học như sau:

Thứ nhất, về lý luận, Đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; công tác THADS; đưa ra khái niệm hiệu quả công tác THADS. Theo đó, hiệu quả THADS là thi hành đầy đủ, kịp thời, đúng pháp luật theo nội dung bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực thi hành với chi phí thấp nhất và thời gian ngắn nhất, bảo đảm quyền con người, an ninh chính trị, an toàn xã hội. Hiệu quả công tác THADS được đánh giá dựa trên 05 tiêu chí định lượng[1] và 03 tiêu chí định tính[2]; và 08 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác THADS[3]. Để nâng cao hiệu quả THADS thì cần hoàn thiện các yếu tố này theo các yêu cầu của bối cảnh, tình hình thực tiễn, đồng thời có tính đến các xu hướng phát triển trong tương lai, đảm bảo sự ổn định, phát triển bền vững của công tác THADS. Bên cạnh đó, Đề tài cung cấp một số kinh nghiệm quốc tế về nâng cao hiệu quả công tác THADS[4], đánh giá sự phù hợp, tính tương thích khi áp dụng trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Thứ hai, về thực tiễn, Đề tài đánh giá khách quan, toàn diện, cụ thể thực trạng hiệu quả công tác THADS trong thời gian qua và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác THADS, bao gồm: Chủ trương, chính sách của Đảng về công tác THADS; Mô hình tổ chức THADS; Pháp luật về THADS; Chất lượng bản án, quyết định có hiệu lực thi hành; Đội ngũ công chức và nguồn nhân lực THADS; Cơ sở vật chất, khoa học công nghệ; Công tác phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác THADS; Các yếu tố về chính trị - kinh tế - xã hội.

Thứ ba, về định hướng và giải pháp, trên cơ sở dự báo về tình hình, bối cảnh NNPQ XHCN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; yêu cầu về nguyên tắc pháp quyền trong hoạt động THADS và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể mà Nghị quyết số 27-NQ/TW đặt ra, Đề tài đưa ra các đề xuất và kiến nghị cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác THADS trong NNPQ XHCN Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, công tác THADS trong NNPQ XHCN Việt Nam đến năm 2030 cần bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định của Hiến pháp năm 2013, các mục tiêu cụ thể, các đột phá chiến lược (hoàn thiện đồng bộ thể chế; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng) của Nghị quyết Đại hội Đảng khóa XIII, các mục tiêu, trọng tâm, nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết số 27-NQ/TW đề ra. Giai đoạn 2030-2045, với các thành quả kế thừa của giai đoạn 2023-2030, các yếu tố quyết định và tác động đến hiệu quả công tác THADS sẽ có những thay đổi nhất định về chất. Trên cơ sở tổng kết các kết quả đạt được của giai đoạn 2023-2030, các định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả THADS đến năm 2045 sẽ tiếp tục được điều chỉnh, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới. Các vấn đề đòi hỏi giải quyết ở mức độ dài hạn, tổng thể, có khó khăn, vướng mắc với các thể chế hiện hành có thể được xem xét.

Các kết quả nghiên cứu của Đề tài đã được ứng dụng ngay trong quá trình lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật THADS (sửa đổi). Nội dung ứng dụng tập trung vào các vấn đề về kết quả rà soát, đánh giá trình tự, thủ tục, thời gian, chi phí thi hành án; thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự; cơ chế phối hợp trong THADS; thực trạng và định hướng thực hiện xã hội hóa một số hoạt động THADS; chuyển đổi số, và kinh nghiệm quốc tế đối với các nội dung liên quan. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu có thể phục vụ cho việc thực hiện các đề án về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ.

Các đề xuất mang tính hệ thống và đổi mới nhiều hơn có thể là định hướng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị nhà nước trong lĩnh vực THADS trong giai đoạn mới theo yêu cầu của Nghị quyết số 27-NQ/TW.

 

[1] Bao gồm: Tỷ lệ ra quyết định thi hành án đúng quy định của pháp luật đối với các bản án, quyết định về dân sự đã có hiệu lực; Tỷ lệ phân loại án dân sự có điều kiện thi hành, tỷ lệ THADS xong trên tổng số án có điều kiện thi hành; số vụ việc phải cưỡng chế; Thời gian và chi phí THADS; Số hành vi vi phạm trong THADS; Bộ máy THADS tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả;

[2] Bao gồm: Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật về THADS được tuân thủ, thực thi công bằng, nhất quán và nghiêm minh; Đảm bảo quyền con người, quyền công dân, bảo đảm yếu tố nhân đạo và an sinh xã hội, xây dựng môi trường chính trị xã hội ổn định; Tạo ra sự thay đổi tích cực trong nhận thức và thực hiện hành vi của các tổ chức, cá nhân trong THADS, củng cố sự tin tưởng của nhân dân vào nền tư pháp.

[3] Cụ thể: Chủ trương, chính sách của Đảng về công tác THADS; Mô hình tổ chức THADS; Pháp luật về THADS; Chất lượng bản án, quyết định có hiệu lực thi hành; Đội ngũ công chức và nguồn nhân lực THADS; Cơ sở vật chất, khoa học công nghệ; Công tác phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác THADS; Các yếu tố về chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội.

[4] Kinh nghiệm quốc tế cho thấy 04 giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác THADS là: Đổi mới, tinh gọn cơ quan THADS; Rút gọn quy trình thi hành án, tăng cường hòa giải, quy định trách nhiệm của người phải thi hành án và các cơ quan phối hợp và có phương án xử lý đối với trường hợp người phải thi hành án không có khả năng thi hành; Tăng cường công khai, minh bạch, giám sát nội bộ, đạo đức và năng lực nhân viên thi hành án; Tăng cường ứng dụng CNTT, kết nối cơ sở dữ liệu để xác minh, truy tìm tài sản, đấu giá tài sản thi hành án trực tuyến.

Thi hành án dân sự; Nhà nước pháp quyền; Xã hội chủ nghĩa

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học xã hội,

Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không