liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

09/KQNC-QNGT

Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển đàn bò lai hướng thịt trên nền bò cái lai Zêbu tại các xã miền núi huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi

UBND huyện Sơn Tịnh

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Tỉnh/ Thành phố

ThS. Phạm Hồng Sơn

Chăn nuôi

05/2017

06/2020

06/08/2020

09/KQNC-QNGT

08/12/2020

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

Từ sau khi kết thúc dự án đến nay, công tác phối giống bò đối với các giống tinh Drouhtmaster, Charolais, BBB và Red Angus không những phát triển mạnh mẽ ở 3 xã trong dự án mà còn nhanh chóng lan tỏa trên địa bàn toàn huyện. Từ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ và người chăn nuôi tự đầu tư đã thực hiện phối giống cho hơn 7.500 lượt bò cái có chữa với các giống tinh Drouhtmaster, Charolais, BBB và Red Angus và đã tạo ra được 6.325 bê lai hướng thịt. Tỷ lệ nuôi sống bê từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi dao động từ 98,5 đến 100%. Khối lượng sơ sinh ở bê dao động 27-29 kg/con và khối lượng lúc 6 và 12 tháng tuổi lần lượt là 138-148 và 224-249 kg/con tuỳ theo giống. Các hộ chăn nuôi tự thực hiện chế biến thức ăn lên men bằng phương pháp FTMR tự các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp như: Thân lá cây sắn, thân lá cây lạc, thân lá cây ngô…; các hộ đã ủ chua 15.950 kg làm thức ăn cho bò. + Thức ăn ủ được sau 2-3 tuần thì có thể cho bò ăn, lấy ra đến đâu thì cho gia súc ăn hết đến đấy, lấy theo từng góc của hố ủ, phần còn lại tiếp tục đậy kín như cũ. + Có thể cho bò thịt ăn khẩu phần hoàn toàn bằng thức ăn ủ theo dạng FTMR này. + Thức ăn ủ chua có thể để dự trữ từ 6 - 9 tháng / Đối với bò thịt việc cho ăn thức ăn hỗn hợp lên men thế này sẽ cho chất lượng thịt tốt hơn, có đầy đủ thành phần dinh dưỡng trong thịt bò giúp tăng giá trị thịt thương phẩm giúp bà con mang lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi. 1.9. Nêu hiệu quả kinh tế (nếu có), tác động kinh tế - xã hội, môi trường, ý nghĩa khoa học, v.v.. mà những ứng dụng kết quả nhiệm vụ mang lại (nếu có): - Bò lai theo hướng thịt với các giống bò nêu trên có giá trị cao hơn 4.000.000 đến 5.000.000 đồng /con so với lò lai Zeebu cúng lưa tuổi. - Việc gia tăng tỉ lệ phối giống bằng tinh các giống bò chuyên thịt đã góp phần nâng cao thu nhập của nông hộ trong chăn nuôi bò sinh sản. Tạo động lực thúc đẩy phát triển chăn nuôi bò theo hướng hiện đại, hạn chế ô nhiễm môi trường và dịch bệnh phát sinh. - Khai thác hiệu quả phế phụ phẩm nông nghiệp góp phần nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
Từ sau khi kết thúc dự án đến nay, công tác phối giống bò đối với các giống tinh Drouhtmaster, Charolais, BBB và Red Angus không những phát triển mạnh mẽ ở 3 xã trong dự án mà còn nhanh chóng lan tỏa trên địa bàn toàn huyện. Từ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ và người chăn nuôi tự đầu tư đã thực hiện phối giống cho hơn 7.500 lượt bò cái có chữa với các giống tinh Drouhtmaster, Charolais, BBB và Red Angus và đã tạo ra được 6.325 bê lai hướng thịt. Các hộ chăn nuôi tự thực hiện chế biến thức ăn lên men bằng phương pháp FTMR tự các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp như: Thân lá cây sắn, thân lá cây lạc, thân lá cây ngô…; các hộ đã ủ chua 15.950 kg làm thức ăn cho bò. Bò lai theo hướng thịt với các giống bò nêu trên có giá trị cao hơn 4.000.000 đến 5.000.000 đồng /con so với lò lai Zeebu cúng lứa tuổi.

Bò lai; Ứng dụng

Ứng dụng

Dự án KH&CN