liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

000.00.16.G06-220722-0002

2022-02-0816/NS-KQNC

Hoàn thiện công nghệ khai thác sơ chế và bảo quản mực đại dương trên tàu khai thác xa bờ

Viện nghiên cứu hải sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ

TS. Nguyễn Phi Toàn

ThS. Phan Đăng Liêm, ThS. Phạm Văn Tuấn, KS. Nguyễn Thành Công, ThS. Đỗ Văn Thành, ThS. Lại Huy Toản, KS. Nguyễn Ngọc Sửa, ThS. Lê Văn Bôn, ThS. Phạm Văn Tuyển, ThS. Trần Thị Ngà, KS. Nguyễn Thị Thu, ThS. Mai Công Nhuận, KS. Lương Quốc Khánh, KS. Dương Đức Duy

01/2019

12/2021

23/04/2022

2022-02-0816/NS-KQNC

04/08/2022

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

Nội dung 1: Hoàn thiện quy trình công nghệ khai thác, sơ chế và bảo quản mực đại dương trên tàu lưới chụp - Đã nghiên cứu, lựa chọn được 2 loại màu sắc ánh sáng đèn LED là loại bóng màu vàng (4.000 K) và bóng màu trắng (5.000 K); công suất phát sáng của bóng đèn và tổng công suất nguồn sáng phù hợp để thay thế bóng đèn cao áp truyền thống cho nghề lưới chụp khai thác mực đại dương. - Đã tính toán, chế tạo hệ thống khung giá đỡ, sơ đồ bố trí và góc treo đèn (từ 400 đến 500) phù hợp cho dàn đèn LED trên tàu lưới chụp. - Đã tính toán, thiết kế được hệ thống lạnh thấm phù hợp cho tàu lưới chụp mực đại dương. - Đã xây dựng và hoàn thiện được quy trình khai thác, sơ chế và bảo quản mực đại dương trên tàu lưới chụp kết hợp với hệ thống ánh sáng đèn LED và hệ thống lạnh thấm bảo quản sản phẩm. - Kết quả nghiên cứu ứng dụng quy trình công nghệ trình khai thác, sơ chế và bảo quản mực đại dương trên tàu lưới chụp đã giúp nâng cao năng suất khai thác gấp 1,29 lần; lợi nhuận gấp 2,5 lần; lượng dầu tiêu hao giảm còn khoảng 64,22%. Sản phẩm bảo quản theo quy trình của dự án đều đáp ứng tốt các yêu cầu về chất lượng theo quy định, cụ thể: Tỷ lệ mực đạt loại 1 cao gấp 1,87 lần so với tàu đối chứng; các chỉ tiêu hóa sinh cũng đều cho kết quả tốt hơn so với tàu đối chứng. Nội dung 2: Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ khai thác, sơ chế và bảo quản mực đại dương trên tàu lưới chụp Đã xây dựng được 02 mô hình ứng dụng công nghệ khai thác, sơ chế và bảo quản mực đại dương trên tàu lưới chụp với kết quả đạt được như sau: - Lượng tiêu hao nhiên liệu chạy máy phát điện của tàu mô hình chỉ bằng 57,97% so với tàu đối chứng; năng suất khai thác trung bình/mẻ cao hơn khoảng 1,27 lần; chi phí trung bình chuyến biển bằng 66,95%; lợi nhuận chuyến biển cao hơn 1,73 lần; thu nhập bình quân lao động cao hơn 1,67 lần. Chất lượng sản phẩm được nâng lên đáng kể so với phương pháp bảo quản truyền thống. - Về hiệu quả đầu tư công nghệ: + Đầu tư mới ban đầu: chi phí đầu tư mới hệ thống đèn LED và hệ thống lạnh thấm chỉ bằng từ 50,8 ÷ 63,8% so với kinh phí đầu tư hệ thống đèn cao áp. + Đầu tư thay thế: Tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư đạt từ 6,22 ÷ 7,67%/tháng; thời gian thu hồi vốn khoảng từ 13,03 ÷ 16,07 tháng. Ngư dân có thể thu lãi từ 526,66 ÷ 629,82 triệu đồng từ tiền tiết kiệm kinh phí hoạt động trong quá trình bảo hành sản phẩm của nhà sản xuất. - Đã xây dựng được 01 Dự thảo Tiêu chuẩn: Mực đại dương nguyên liệu. Nội dung 3: Đào tạo, tập huấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ - Đã biên soạn được tài liệu, giáo trình đào tạo tập huấn kỹ thuật về công nghệ khai thác, sơ chế và bảo quản mực đại dương trên tàu lưới chụp cho ngư dân. - Đã tổ chức được 02 lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho 63 thuyền viên trên tàu tham gia mô hình.
21046
1.11.1. Hiệu quả kinh tế a. Hiệu quả hoạt động - Năng suất khai thác giữa tàu mô hình và tàu đối chứng có sự chênh lệch khá lớn. Năng suất khai thác trung bình của tàu lưới chụp sử dụng đèn LED đạt 160,5 kg/mẻ, cao hơn tàu tàu lưới chụp sử dụng đèn cao áp khoảng 1,27 lần. Qua đó có thể thấy rằng khả năng tập trung đàn cá và sản lượng đánh bắt của tàu lưới chụp sử dụng đèn LED tốt hơn so với tàu sử dụng đèn cao áp truyền thống. - Lượng dầu tiêu hao trung bình của tàu sử dụng đèn LED khoảng 18,14 lít/giờ chỉ bằng 57,97% so với lượng dầu tiêu hao trung bình của tàu sử dụng đèn cao áp là 31,29 lít/giờ. Như vậy, khi sử dụng đèn LED để khai thác hải sản đã tiết kiệm lượng nhiên liệu chạy máy phát điện khoảng 42,03% so với sử dụng đèn cao áp. - Doanh thu của tàu lưới chụp sử dụng đèn LED cao hơn 1,02 lần so với tàu sử dụng đèn cao áp; Chi phí trung bình của chuyến biển đối với tàu lưới chụp sử dụng đèn LED chỉ bằng khoảng 66,95% so với tàu sử dụng đèn truyền thống nên lợi nhuận trung bình chuyến biển của tàu lưới chụp sử dụng đèn LED cao hơn 1,73 lần so với tàu sử dụng đèn cao áp. Đây là khoản lợi nhuận tiết kiệm chi phí từ nhiên liệu chạy máy phát điện và tăng sản lượng đánh bắt trong chuyến biển. - Thu nhập bình quân của lao động trên tàu mô hình đạt khoảng 9,0 tr.đồng/người/chuyến, cao hơn 1,67 lần (khoảng 5,4 triệu đồng/người/chuyến) so với tàu đối chứng sử dụng đèn cao áp. Như vậy, với việc ứng dụng công nghệ đèn LED, công nghệ lạnh thấm cho đội tàu khai thác hải sản bằng nghề lưới chụp đã giúp cho đội tàu này giảm được lượng tiêu hao nhiên liệu đáng kể. Việc sử dụng ánh sáng đèn LED và công nghệ lạnh thấm trong khai thác và bảo quản sản phẩm trên tàu lưới chụp cũng giúp nâng cao năng suất khai thác, giảm chi phí chuyến biển, tăng doanh thu và lợi nhuận chuyến biển, từng bước nâng cao thu nhập cho lao động trên tàu, đảm bảo sinh kế và giúp cho ngư dân an tâm bám biển. b. Hiệu quả đầu tư  Đầu tư mới - Nếu chỉ đầu tư hệ thống đèn LED: vốn đầu tư mới từ ban đầu cho hệ thống ánh sáng đèn LED 250 bóng công suất 200 W/bóng chỉ bằng khoảng 50,8% so với chi phí đầu tư hệ thống ánh sáng 250 bóng đèn CAO ÁP 1000 W/bóng. - Nếu tính toàn bộ hệ thống đèn LED và lạnh thấm thì nguồn vốn đầu tư mới ban đầu của cả hệ thống cũng chỉ bằng 63,8% so với chi phí đầu tư hệ thống ánh sáng 250 bóng đèn cao áp 1000 W/bóng. Như vậy đây là phương án rất khả thi cho các đội tàu đóng mới làm nghề lưới chụp khi trang bị hệ thống ánh sáng và hệ thống bảo quản sản phẩm trên tàu thì kinh phí đầu tư chỉ bằng từ 50,8 ÷ 63,8% so với kinh phí đầu tư riêng hệ thống đèn cao áp.  Đầu tư thay thế Tổng kinh phí đầu tư thay thế dàn đèn 250 bóng LED công suất 200 W và hệ thống lạnh thấm hết 1.067.325.000 đồng (hệ thống máy phát điện vẫn sử dụng loại hiện có trên tàu). Kết quả hoạt động thử nghiệm cho thấy: - Nếu chỉ tính thay thế lắp đặt hệ thống đèn LED trên tàu: phần chi phí dầu chạy máy phát điện, sửa chữa thay thế bóng đèn hỏng mỗi chuyến tàu sử dụng đèn LED đã tiết được 57.413.200 đồng so với tàu sử dụng đèn cao áp. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư của công nghệ đạt 7,67%/tháng (chỉ tính phần kinh phí tiết kiệm từ chi phí sản xuất). Thời gian thu hồi vốn khoảng 13,03 tháng. - Nếu tính cả thay thế lắp đặt hệ thống đèn LED và hệ thống lạnh thấm trên tàu: Chi phí sản xuất (dầu, nước đá, vật tư thay thế) của tàu sử dụng đèn LED đã tiết kiệm được khoảng 66.413.200 đ/tháng so với tàu sử dụng đèn cao áp. Tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư của công nghệ đạt 6,22%/tháng (chỉ tính phần kinh phí tiết kiệm từ chi phí sản xuất). Thời gian thu hồi vốn khoảng 16,07 tháng. - Ngoài ra, trong thời gian bảo hành 24 tháng ngư dân sẽ không phải trả bất kỳ chi phí nào sửa chữa đèn (nếu bị hỏng do lỗi kỹ thuật) cũng giúp cho ngư dân thu lãi tối thiểu từ 7,93 ÷ 10,97 tháng tiền dầu, chi phí thay thế đèn trong thời gian bảo hành sản phẩm (bảo hành miễn phí 2 năm) tương ứng với khoảng từ 526,66 ÷ 629,82 triệu đồng (không tính doanh thu tăng thêm). Mặt khác theo công bố của nhà sản xuất, tuổi thọ trung bình của bóng đèn LED khoảng 20.000 giờ tương ứng với thời gian sử dụng khoảng 5 ÷ 6 năm nên khả năng tiết kiệm kinh phí hoạt động sẽ tăng lên đáng kể. 1.11.2. Hiệu quả kỹ thuật  Về công nghệ khai thác - Đèn LED có thể bật, tắt liên tục mà không phải chờ nguội bóng như đèn cao áp. Thời gian tái khởi động của đèn LED rất nhanh (

Mực đại dương; Khai thác xa bờ; Sơ chế; Bảo quản; Tàu lưới chụp; Công nghệ

Ứng dụng

Dự án sản xuất thử nghiệm

Trong quá trình triển khai dự án đã có một số chủ tàu, địa phương ứng dụng trực tiếp các công nghệ vào sản xuất, cụ thể gồm: (1) Ông Nguyễn Văn Lên - Chủ tàu QB 92579 TS - Đức Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. (2) Ông Nguyễn Văn Thắng - Chủ tàu QB 92085 TS - Đức Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. (3) Ông Vũ Văn Dẻo - Chủ tàu HP 90629 TS - Lập Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng. (4) Ông Trương Đắc Giáp - Chủ tàu NA 90025 TS - Xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. (5) Các địa phương ven biển có nghề lưới chụp khai thác xa bờ như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Bình Thuận … bước đầu đã ứng dụng công nghệ phục vụ sản xuất nâng cao hiệu quả hoạt động của nghề.

Kết quả đạt được khi xây dựng 02 mô hình ứng dụng công nghệ cho thấy khi ứng dụng công nghệ vào sản xuất đã giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho ngư dân cũng như góp phần bảo vệ môi trường. Các kết quả cụ thể đạt được của công nghệ thể hiện ở mục 1.10 và 1.11 của báo cáo.

Trong quá trình triển khai thực hiện Dự án ngoài 02 mô hình do dự án trực tiếp chuyển giao thì các địa phương, chủ tàu trực tiếp liên hệ nhờ dự án hỗ trợ, tư vấn về công nghệ. Kết quả đã có một số tàu tại các địa phương ứng dụng công nghệ vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao như Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Nam … Dự kiến trong thời gian tới sẽ phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiến hành chuyển giao công nghệ cho một số địa phương ven biển có nghề lưới chụp khai thác hải sản xa bờ phát triển.