
- Phân tích đặc điểm chức năng các gene đáp ứng với stress vô sinh GmNAC019 và GmNAC109 ở cây mô hình Arabidopsis thaliana
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo để nhận dạng hỗ trợ dự báo và cảnh báo một số hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại Việt Nam
- Sóng trong các môi trường đàn hồi
- Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất vancomycin hydrochlorid công suất 1kg/mẻ
- Nghiên cứu thực trạng Tật khúc xạ của học sinh phổ thông Thanh Hóa
- Đánh giá hiệu quả mô hình phục hồi chức năng toàn diện cho trẻ bại não thể co cứng dưới 6 tuổi tại Thành phố Hà Nội
- Nghiên cứu phát triển công nghệ xử lý và truyền dẫn dữ liệu tốc độ cao ứng dụng kỹ thuật truyền thông quang vô tuyến cho các hệ thống thông tin vệ tinh
- Giải pháp xây dựng mô hình can thiệp của Đoàn hỗ trợ cho trẻ em bị xâm nhập
- Hệ lai: Mô hình mean-field và phương pháp số
- Nghiên cứu giải pháp nang cao chất lượng công tác đào tạo sơ cấp trung cấp cao cấp lý luận chính trị trên địa bàn tỉnh Ninh Bình



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
DADL-2011/23
2014-02-709/KQNC
Hoàn thiện công nghệ thiết kế chế tạo máy bơm sử dụng động cơ 33kW phù hợp với đồng bằng sông Cửu Long
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
ThS. Nguyễn Quang Minh
Phạm Song Hùng, Phạm Văn Thu, Đỗ Hồng Vinh, Phan Tuấn Anh, Đoàn Bình Minh, Nguyễn Thị Quý, Vũ Mạnh Tiến
Chế tạo máy động lực
01/3/2012
01/3/2014
2014-02-709/KQNC
12/12/2014
Việc chế tạo và lắp đặt bơm HT2500-nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu ở đồng bằng sông Cửu Long, để cải tạo nâng cấp cho khoảng 2000 trạm bơm hiện nay với hơn 3200 máy dùng động cơ 33 kW ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; mặt khác đây cũng là loại bơm có thể ứng dụng để lắp đặt cho các trạm bơm xây mới.
Hiệu quả về khoa học và công nghệ: Nghiên cứu để hoàn thiện việc tính toán thiết kế loại cánh có tỷ tốc cao, đạt hiệu suất không dưới 75%, với thông số danh nghĩa: cột áp H = 3m, lưu lượng 2500m3/h, số vòng quay đặc trưng ns = 1310 (vòng/phút), sử dụng động cơ 33kW. Kết cấu và thông số vận hành của bơm được thiết kế để phù hợp với các đặc trưng riêng về tự nhiên, về thói quen sử dụng bơm của bà con nông dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Kết cấu vỏ mỏng có gân tăng cứng, tiết kiệm vật liệu, gọn nhẹ, chia thành từng cụm riêng rẽ thuận lợi cho tháo lắp bảo dưỡng và vận chuyển. Công nghệ gia công chế tạo đơn giản, thuận lợi cho chuyển giao công nghệ, sản xuất đại trà, cụ thể: - Hầu hết các chi tiết (trừ lá cánh bơm, cốc ổ trên và ổ dưới, trục bơm) của bơm: loe hút rọ rác , buồng cánh hướng dòng vào, vành mòn, buồng cánh hướng dòng ra, ống xả, cút cong, thân sau bơm được chế tạo theo phương pháp lốc hàn đơn giản, từ tấm tôn mỏng 2-3mm. Phương án lốc hàn từ tôn tấm mỏng làm đơn giản hóa về công nghệ chế tạo, giảm tối đa khối lượng của bơm. Để tăng tuổi thọ của chi tiết trong môi trường ăn mòn, sơn 2÷3 lớn sơn chống rỉ, hoặc nhúng kẽm các chi tiết ống, một số chi tiết được chế tạo từ thép không rỉ. - Cụm giá bơm, giá động cơ và khung đỡ được làm từ thép hình tổ hợp tạo độ cứng vững cần thiết và giảm khối lượng của máy bơm. - Kết cấu bơm được chia thành từng cụm, tháo lắp, bảo dưỡng đơn giản bằng các thiết bị cơ khí thông thường. Hầu hết các trường hợp cần tháo lắp, bảo dưỡng: thay thế ổ trượt, bạc lót trục, vành mòn, ổ bi có thể tiến hành ngay tại trạm với những thiết bị cơ khí thông dụng. Khác với các bơm cùng thông số đang có trên thị trường Việt Nam và thế giới thường là kết cấu đúc, nặng nề, việc tháo lắp và bảo dưỡng khá phức tạp, thường phải đưa về xưởng sửa chữa, và cần phải có thiết bị cơ khí chuyên dùng. Do khối lượng lớn và tháo lắp khó khăn nên không có tính cơ động, vận chuyển khó khăn, cần có phương tiện vận chuyển phù hợp, giao thông thuận lợi. Đây là một khó khăn lớn đối với điều kiện giao thông ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. + Hiệu quả kinh tế: Sau khi hoàn thiện công nghệ sản phẩm của dự án sẽ mang lại những hiệu quả sau: Hiệu suất bơm cải thiện lên 75% so với khoảng 40% (theo đo đạc ban đầu của Viện Bơm), mỗi năm một máy vận hành bình quân 2000h, tiền điện được tính 1500đ/kW. Tiền tiết kiệm mỗi năm sẽ là: 1 máy x 33 kW x 2000h x (0.75% - 0.40%) x 1500vnđ= 34,65 triệu/năm.máy. Như vậy chưa kể những hiệu quả xã hội và kinh tế chưa tính được thì nếu thay thế cho 1 máy, bơm mới mang lại hiệu quả mỗi năm 34,65 triệu/năm. Dự án thành công là cơ sở để cải tạo nâng cấp cho 2000 trạm bơm với 3200 máy bơm loại 2500 m3/h trục ngang hiện nay ở các Tỉnh. Mặt khác đây cũng là loại bơm có thể ứng dụng đại trà để lắp cho các trạm xây mới vì những ưu điểm sau: - Kết cấu chia thành từng cụm riêng rẽ, nhẹ, thuận lợi để tháo lắp, bảo dưỡng và thay thế. Tính cơ động cao, thuận lợi cho việc vận chuyển. - Công trình trạm rẻ tiền, đơn giản.
Máy bơm; Trạm bơm; Động cơ; Thiết kế; Chế tạo
Ứng dụng
Dự án sản xuất thử nghiệm
1. Trạm bơm Vĩnh Mỹ 3, An Giang: 02 máy 2. Trạm bơm Tân Vọng, Thoại Sơn, An Giang: 02 máy 3. Trạm bơm Bộ Mão, Cà Mau: 02 máy 4. Trạm bơm Cựa Gà, Cà Mau: 02 máy 5. Trạm bơm Lung Dừa, Cà Mau: 02 máy 6. Trạm bơm Lung Đường, Cà Mau: 02 máy.
Bơm HT2500-3 được ứng dụng hiệu quả để cải tạo nâng cấp cho khoảng 2000 trạm bơm hiện nay với hơn 3200 máy dùng động cơ 33 kW ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; mặt khác đây cũng là loại bơm có thể ứng dụng để lắp đặt cho các trạm bơm xây mới có cùng thông số vì lý do sau: - Kết cấu chia thành từng cụm riêng rẽ, nhẹ, thuận lợi để tháo lắp, bảo dưỡng và thay thế. Tính cơ động cao, thuận lợi cho việc vận chuyển. - Công trình trạm rẻ tiền, đơn giản.
Có thể nhân rộng ở quy mô công nghiệp nhằm cải tạo, nâng cấp các trạm bơm cũ hiện nay ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cho các trạm xây mới có cùng thông số với bơm HT2500-3.