Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

14/KQNC-TTKHCN

Hoàn thiện hệ thống sản xuất giống hoa phong lan bằng kỹ thuật nuôi cấy mô thủy canh khí canh

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ TP. Cần Thơ

Sở Khoa học và Công nghệ

Cơ sở

ThS. Nguyễn Thị Tố Uyên

PGS.TS. Nguyễn Bảo Toàn; TS. Vũ Quốc Luận; TS. Trương Hoàng Phương; ThS. Nguyễn Tấn Minh; ThS. Huỳnh Minh Đức; CN. Huỳnh Thị Kim Ngân; KS. Nguyễn Thị Kim Tươi; ThS. Nguyễn Bá Phương Thảo

Khoa học nông nghiệp

05/01/2019

14/KQNC-TTKHCN

12/08/2019

Trung tâm thông tin Khoa học và Công nghệ tp Cần Thơ

- Dự án đã tiếp nhận và hoàn thiện quy trình nhân giống các giống hoa lan: Cattleya, Dendrobium, Vanda và Mokara, lan Kim tuyến bằng kỹ thuật nuôi cấy mô. Kết quả đã xây dựng 04 quy trình vi nhân giống lan (Cattleya, Dendrobium, Vanda và Mokara, lan Kim tuyến). - Xây dựng, hoàn thiện hệ thống ươm cây lan giống giai đoạn vườn ươm trên hệ thống khí canh tại trại thực nghiệm của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN. Với điều kiện thuần dưỡng cường độ ánh sáng 5000-10.000 lux, nhiệt độ 30 ± 20 C (điều kiện ươm cây con: cường độ ánh sáng 5.000 – 10.000 lux, nhiệt độ 27 ± 20 C, ẩm độ 80%). Kết quả cho thấy ứng dụng hệ thống khí canh mang lại hiệu quả tăng khả năng sinh trưởng và tỷ lệ sống sót của cây con Dendrobium, Vanda và Cattleya. Tuy nhiên, sự tăng trưởng ở rễ và lá của cây lan con Mokara được ươm dưới điều kiện của hệ thống khí canh không khác biệt lớn so với nghiệm thức đối chứng. - Xây dựng mô hình nhà lưới trồng hoa lan cắt cành 500 m2, so sánh với mô hình trồng hoa thương phẩm của nhà vườn, so sánh hai phương pháp tưới áp dụng là tưới phun và trồng thủy canh tại trại thực nghiệm của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN. Kết quả ghi nhận 3 giống lan Mokara, Vanda và Dendrobium được trồng bằng phương pháp tưới phun đều thể hiện ưu thế vượt trội so với phương pháp thủy canh. Mô hình trồng hoa thương phẩm của dự án có năng suất gần như tương đương với nhà vườn có kinh nghiệm trồng hoa lâu năm.
CTO-KQ2019-14/KQNC
Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế = Doanh thu – Chi phí + Doanh thu = số hoa/ phát hoa x số phát hoa/giả hành x số giả hành tăng/chậu/năm x số chậu x giá hoa ( 700 đ/hoa ). + Chi phí = chi phí phân bón + thuốc BVTV + nhân công) Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế cho thấy mô hình trồng lan cắt cành từ năm thứ 2 bắt đầu có lãi do không phải tốn chi phí mua cây giống, mặc dù doanh thu của nhà vườn chi phí cao hơn của dự án do năng suất cao hơn về số chồi phát triển thêm ( bảng 3.10) tuy nhiên chi phí của nhà vườn cao hơn do phải tốn nhân công trong khâu chăm sóc, trong khi đó mô hình dự án sử dụng hệ thống tưới tự động nên giảm công lao động từ đó cho hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình của nhà vườn. Ảnh hưởng của hình thức tưới phun và thủy canh lên sự ra hoa trên lan Mokara và lan Vanda thời điểm tuổi chồi 50 ngày: Chiều dài phát hoa của lan Mokara tăng dần theo thời gian, tại thời điểm chồi đạt 50 ngày tuổi, chiều dài phát hoa đạt 41,6 cm, tương tự như kết quả nghiên cứu trên lan Mokara, lan Vanda ở giai đoạn 50 ngày tuổi của chồi, đường kính hoa Mokara là 5,8 cm và của lan Vanda là 11,3 cm. Giống Lan Mokara và Vanda dự án trồng là loại siêng bông, cây trồng càng lâu thì phát hoa càng dài và bông thu hoạch nhiều. Tuy nhiên đối với 2 giống lan này được thu mua bằng phương thức tính cành với giá thị trường là 5.000 đồng/cành nên chỉ tiêu chiều dài phát hoa và số hoa/phát hoa không ảnh hưởng đến giá trị của hoa.

hoa phong lan; nuôi cấy mô; thủy canh; khí canh

Ứng dụng

Dự án KH&CN

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống ươm cây lan giống giai đoạn vườn ươm trên hệ thống khí canh tại trại thực nghiệm của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN. Với điều kiện thuần dưỡng cường độ ánh sáng 5000-10.000 lux, nhiệt độ 30 ± 20 C (điều kiện ươm cây con: cường độ ánh sáng 5.000 – 10.000 lux, nhiệt độ 27 ± 20 C, ẩm độ 80%). Kết quả cho thấy ứng dụng hệ thống khí canh mang lại hiệu quả tăng khả năng sinh trưởng và tỷ lệ sống sót của cây con Dendrobium, Vanda và Cattleya. Tuy nhiên, sự tăng trưởng ở rễ và lá của cây lan con Mokara được ươm dưới điều kiện của hệ thống khí canh không khác biệt lớn so với nghiệm thức đối chứng. - Xây dựng mô hình nhà lưới trồng hoa lan cắt cành 500 m2, so sánh với mô hình trồng hoa thương phẩm của nhà vườn, so sánh hai phương pháp tưới áp dụng là tưới phun và trồng thủy canh tại trại thực nghiệm của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN. Kết quả ghi nhận 3 giống lan Mokara, Vanda và Dendrobium được trồng bằng phương pháp tưới phun đều thể hiện ưu thế vượt trội so với phương pháp thủy canh. Mô hình trồng hoa thương phẩm của dự án có năng suất gần như tương đương với nhà vườn có kinh nghiệm trồng hoa lâu năm.

Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế = Doanh thu – Chi phí + Doanh thu = số hoa/ phát hoa x số phát hoa/giả hành x số giả hành tăng/chậu/năm x số chậu x giá hoa ( 700 đ/hoa ). + Chi phí = chi phí phân bón + thuốc BVTV + nhân công) Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế cho thấy mô hình trồng lan cắt cành từ năm thứ 2 bắt đầu có lãi do không phải tốn chi phí mua cây giống, mặc dù doanh thu của nhà vườn chi phí cao hơn của dự án do năng suất cao hơn về số chồi phát triển thêm ( bảng 3.10) tuy nhiên chi phí của nhà vườn cao hơn do phải tốn nhân công trong khâu chăm sóc, trong khi đó mô hình dự án sử dụng hệ thống tưới tự động nên giảm công lao động từ đó cho hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình của nhà vườn. Ảnh hưởng của hình thức tưới phun và thủy canh lên sự ra hoa trên lan Mokara và lan Vanda thời điểm tuổi chồi 50 ngày: Chiều dài phát hoa của lan Mokara tăng dần theo thời gian, tại thời điểm chồi đạt 50 ngày tuổi, chiều dài phát hoa đạt 41,6 cm, tương tự như kết quả nghiên cứu trên lan Mokara, lan Vanda ở giai đoạn 50 ngày tuổi của chồi, đường kính hoa Mokara là 5,8 cm và của lan Vanda là 11,3 cm. Giống Lan Mokara và Vanda dự án trồng là loại siêng bông, cây trồng càng lâu thì phát hoa càng dài và bông thu hoạch nhiều. Tuy nhiên đối với 2 giống lan này được thu mua bằng phương thức tính cành với giá thị trường là 5.000 đồng/cành nên chỉ tiêu chiều dài phát hoa và số hoa/phát hoa không ảnh hưởng đến giá trị của hoa.