+ Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm chuyển biến quá trình nhận thức của người dân, doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý về hệ quan điểm lý luận cũng như thực tế phát sinh liên quan tới cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những tác động của nó đến thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nhìn từ góc độ pháp lý.
+ Cung cấp cơ sở dữ liệu khoa học, những căn cứ và bằng chứng thức tiễn, những đánh giá chân thực, khách quan về thực trạng tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thể chế kinh tế thị trường…nhận diện được nhân tố tác động, đồng thời dự báo xu hướng biến đổi của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
+ Đề xuất những quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp có tính mới và phù hợp với thực tiễn nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước và các xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới. Những giải pháp, kiến nghị cụ thể này có thể được những cơ quan xây dựng, ban hành, thực thi pháp luật,… của Đảng và Nhà nước sử dụng như: các Ủy ban của Quốc hội (Ủy ban pháp luật, Ủy ban kinh tế...), các Ban của Đảng (Ban Kinh tế trung ương, Ban Nội chính trung ương…), các cơ quan nhà nước (Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và truyền thông, Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương...).
+ Kết quả nghiên cứu khoa học đáp ứng được yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển hệ thống lý luận và thực tiễn của các ngành, chuyên ngành khoa học: Luật học, Kinh tế học phát triển… Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ được ứng dụng với từng khoa học chuyên ngành khác nhau với từng mục đích sử dụng cụ thể, ứng dụng trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo chuyên gia, phục vụ làm tư liệu cho các nhà khoa học.
+ Nâng cao năng lực nghiên cứu, năng lực tổ chức và quản lý nghiên cứu khoa học của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, các đơn vị trong Bộ Tư pháp, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng - Bộ Công thương, Ban Pháp chế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các cá nhân có liên quan làm việc tại các đơn vị này (đặc biệt là nghiên cứu viên của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý) khi nghiên cứu đề tài về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phục vụ tốt hơn chức năng, nhiệm vụ chuyên môn đặc thù của cơ quan chủ trì và phối hợp thực hiện đề tài;
+ Là tài liệu nghiên cứu khoa học cho hoạt động đào tạo và huấn luyện đội ngũ cán bộ, chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học trẻ thuộc hệ đại học, sau đại học chuyên ngành luật học, các nghiên cứu viên của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý có cơ sở để thực hiện các luận văn, luận án có liên quan đến định hướng xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
+ Qua quá trình thực hiện đề tài, đội ngũ cán bộ tham gia nghiên cứu sẽ được rèn luyện và nâng cao năng lực tư duy, phương pháp nghiên cứu (từ nghiên cứu lý luận đến tổ chức nghiên cứu thực tế, điều tra, khảo sát),… .
+ Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được thể hiện dưới dạng các công trình khoa học, báo cáo tổng quan, báo cáo tóm tắt, báo cáo kiến nghị sẽ được chuyển giao góp phần giúp các cơ quan tham mưu xây dựng, ban hành, thực thi pháp luật của Đảng và Nhà nước vận dụng lồng ghép trực tiếp hoặc gián tiếp trong hoạt động hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tùy thuộc vào từng trường hợp kết quả nghiên cứu sẽ sử dụng vào các mục đích phù hợp cho các cơ quan, tổ chức sau:
- Bộ Tư pháp: đây sẽ là tài liệu hữu ích để nghiên cứu, tham chiếu khi đề xuất, thẩm định các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật ứng phó với các tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; nhất là đề xuất chính sách, thẩm định các đề xuất xây dựng luật, nghị định… về kinh tế chia sẻ, khởi nghiệp sáng tạo, công nghệ tài chính, an sinh xã hội, thuế, trọng tài, hòa giải…
- Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật Hà Nội: là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu viên, sinh viên, học viên của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo này khi quan tâm tới những vấn đề liên quan tới cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Số lượng công bố trong nước: 08 bài tạp chí. 01 Sách chuyên khảo.
Số lượng công bố quốc tế: 02 bài tạp chí.