
- Nghiên cứu đánh giá tiềm năng nguồn lợi và khả năng khai thác nuôi trồng các loài rong biển kinh tế tại các đảo tiền tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
- Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định quản lý rủi ro thiên tai lũ cho lưu vực sông miền Trung
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống đồng hóa tổ hợp cho mô hình thời tiết và hệ thống tổ hợp cho một số mô hình khí hậu khu vực nhằm dự báo và dự tính các hiện tượng thời tiết khí hậu cực đoan
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng nghề sản xuất tôm giống Ninh Thuận đề xuất mô hình cơ sở sản xuất giống an toàn chất lượng theo hướng VietGAP hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao của cả nước
- Khảo sát đánh giá an toàn bức xạ và đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn bức xạ trong các cơ sởy tê trên địa bàn tỉnh
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu số môn Lịch sử phục vụ khai thác sử dụng trong dạy học cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Xây dựng hệ thống hỗ trợ công tác thống kê ngành khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Tầm soát thiếu máu thiếu sắt của bệnh nhân nhi từ 6 tháng đến 5 tuổi điềi trị tại Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu
- Cơ chế pháp lý bảo đảm thực hiện nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý
- Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vắc xin dengue sống giảm độc lực ở quy mô phòng thí nghiệm



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
2016-02-881/KQNC
Hợp tác nghiên cứu các giải pháp thân thiện với môi trường để kiểm soát một số côn trùng gây hại (mối kiến gián) ở đô thị
Viện Sinh thái và Bảo vệ Công trình
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
Nghị định thư Việt Nam - Hoa Kỳ
PGS.TS. Trịnh Văn Hạnh
ThS. Trần Thu Huyền, TS. Nguyễn Quốc Huy, ThS. Nguyễn Thúy Hiền, ThS. Nguyễn Thị My, TS. Bùi Tuấn Việt, ThS. Trần Văn Thành, TS. Nguyễn Tân Vương
Kỹ thuật môi trường khác
04/2013
03/2016
20/06/2016
2016-02-881/KQNC
Đề tài lần đầu tiên đưa ra được dẫn liệu có hệ thống về thành phần loài và cấu trúc thành phần loài mối, kiến, gián trong 3 sinh cảnh điển hình của đô thị Hà Nội. Cụ thể xác định được 57 loài, trong đó có 9 loài mối thuộc 6 giống của 3 họ; có 42 loài kiến thuộc 23 giống của 6 phân họ và 6 loài gián thuộc 4 giống của 3 họ. Bằng kỹ thuật phân loại học phân tử (kỹ thuật AND) đã xác định chính xác loài mối Coptotermes gestroi phân bố ở các khu đô thị Hà Nội, hiệu chỉnh nhận định đã công bố trước thừa nhận loài C. formosanus là loài phổ biến ở Hà Nội. Đề tài đã chế tạo thành công bả diệt mối, kiến, gián hiệu quả và thân thiện với môi trường. Đồng thời đăng ký lưu hành bả diệt gián Cobamid và bả diệt kiến Kibamid, đã được Bộ Y tế quyết định đưa vào danh mục thuốc được phép sử dụng. Xây dựng được 03 quy trình công nghệ kiểm soát mối, kiến, gián gây hại trong khu đô thị và 01 quy trình sử dụng kỹ thuật DNA để xác định chính xác các loài mối, kiến, gián. Tổ chức cho 02 đoàn cán bộ của Viện sang học tập tại Mỹ (lần thứ nhất cử 02 cán bộ đi đào tạo tại trường Đại học Florida trong vòng 4 tuần; lần thứ hai cử 03 cán bộ đi đào tạo tại trường Đại học Georgia trong vòng 4 tuần).
1. Ý nghĩa đối với kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường: Kết quả nghiên cứu của đề tài là một trong những căn cứ quan trọng trong định hướng quản lý chủ động côn trùng gây hại (mối, kiến, gián) trong các khu đô thị ở Việt Nam. Sản phẩm bả diệt mối, kiến, gián do đề tài nghiên cứu có hiệu lực cao, lượng hóa chất sử dụng trong bả nhỏ, giúp làm giảm lượng hóa chất dư thừa ra ngoài môi trường góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững kinh tế - xã hội và môi trường của địa phương. Các sản phảm bả mối, kiến, gián do đề tài nghiên cứu có hiệu quả và giá thành cạnh tranh so với các loại bả tương đương trên thị trường, tạo cơ hội cho người dân được sử dụng các sản phẩm và công nghệ tiên tiến để bảo vệ gia đình khỏi sự tấn công, gây hại của các đối tượng mối, kiến, gián. 2. Ý nghĩa về mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài đặt nền móng đầu tiên cho chuyên ngành quản lý côn trùng gây hại các loại hình khu đô thị ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài mang lại nhiều lợi ích cho các ngành khoa học có liên quan như: Sinh học, Sinh thái học, Công nghệ Sinh học, Nông-lâm nghiệp. Là cơ sở khoa học để triển khai các nghiên cứu sâu hơn về các sinh vật gây hại, đặc biệt là các dịch hại do côn trùng gây ra.
Bảo vệ môi trường; Côn trùng; Côn trùng gây hại; Kiến; Gián; Mối; Đô thị
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 9
Số lượng công bố quốc tế: 2
Đơn yêu cầu bảo hộ bằng độc quyền giải pháp hữu ích sản phẩm “bả diệt gián dạng gel” số đơn 2 – 2014 - 00313 và sản phẩm “bả diệt kiến dạng bột” số đơn 2 – 2014 – 00312 nộp ngày 20/11/2014.
02 Thạc sỹ.