liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

501.01-2019.03

2022-53-0601/NS-KQNC

Khó khăn tâm lý của các cặp vợ chồng hiếm muộn con

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

Quốc gia

TS. Trương Quang Lâm

ThS. Lương Bích Thủy, TS. Trần Hà Thu, TS. Nguyễn Hạnh Liên, TS. Đặng Hoàng Ngân

Xã hội học chuyên đề; Khoa học về giới và phụ nữ; Các vấn đề xã hội Nghiên cứu gia đình và xã hội; Công tác xã hội

05/2019

02/2022

25/05/2022

2022-53-0601/NS-KQNC

16/06/2022

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

‐ Đóng góp mới về khoa học + Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra về lý luận những khó khăn tâm lý của người hiếm muộn trải qua ở các khía cạnh như áp lực xã hội, những tổn thương về cảm xúc, suy giảm lòng tự trọng, chất lượng cuộc sống, đời sống tình dục, mối quan hệ vợ chồng…; lý luận về các cách ứng phó với tình trạng hiếm muộn, lý luận về hỗ trợ xã hội cho người hiếm muộn cũng như những can thiệp tâm lý cần thiết cho nhóm đối tượng này. + Nghiên cứu đã xây dựng bộ công cụ đánh giá các khía cạnh khó khăn tâm lý của người hiếm muộn, cách ứng phó với khó khăn và hỗ trợ xã hội cho người hiếm muộn, đảm bảo độ tin cậy của các thang đo phù hợp với bối cảnh văn hóa Việt Nam. + Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng mức độ khó khăn tâm lý của người hiếm muộn, chỉ ra thực trạng các chiến lược ứng phó trong mối tương quan với những khó khăn tâm lý, thực trạng hỗ trợ xã hội dành cho người hiếm muộn ở Việt Nam. + Từ các kết quả nghiên cứu thực tiễn đã đưa ra những luận giải nhằm làm rõ những khó khăn của các cặp vợ chồng hiếm muộn ở Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng. Từ đó, là cơ sở khoa học đưa ra đề xuất nhằm hỗ trợ tâm lý cho những người hiếm muộn trên hành trình tìm con. ‐ Đóng góp trong việc xây dựng, hoạch định chính sách Tại Việt Nam, bệnh vô sinh, hiếm muộn chưa được đưa vào danh mục được hỗ trợ của bảo hiểm y tế. Do đó, các kết quả lý luận và thực tiễn của đề tài là cơ sở khoa học quan trọng để đề xuất Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng chính sách hỗ trợ cho người hiếm muộn. Theo điều 23 - Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi, bổ sung năm 2014, trong các trường hợp không được bảo hiểm y tế chi trả gồm có nội dung dành cho khám, chữa vô sinh hiếm muộn. Theo đó, các cá nhân, các cặp vợ chồng đi khám vô sinh hiếm muộn sẽ không thuộc trường hợp được BHYT chi trả chi phí. Trên thực tế, tài chính là một áp lực ảnh hưởng vừa trực tiếp vừa gián tiếp đến việc điều trị hiếm muộn, vì tài chính là vấn đề quyết định cho các liệu trình, các biện pháp chữa trị hiếm muộn. Ảnh hưởng gián tiếp là vì không có điều kiện tài chính thì thời gian điều trị sẽ kéo dài thêm, gây thêm căng thẳng cho các cặp vợ chồng. Do đó, kết quả nghiên cứu là cơ sở để Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng chính sách hỗ trợ cho người hiếm muộn tại Việt Nam. ‐ Đóng góp về hiệu quả kinh tế Kết quả nghiên cứu đề tài ứng dụng vào tư vấn tâm lý cho các cặp vợ chồng, giúp bệnh nhân/thân chủ là người hiếm muộn tiết kiệm tài chính, thời gian, công sức trong quá trình thăm khám và điều trị. Đề tài “Khó khăn tâm lý của các cặp vợ chồng hiếm muộn con” là một đề tài nghiên cứu cơ bản, thuộc lĩnh vực Tâm lý học. Vì vậy, mục tiêu trọng tâm của đề tài là chỉ ra thực trạng và đưa ra đề xuất nhằm hỗ trợ cho những người hiếm muộn, đây là một trong những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Tuy không tạo ra lợi ích trực tiếp về mặt kinh tế, song với những ứng dụng bước đầu, đề tài này đã mang lại những lợi ích gián tiếp như sau: + Với người hưởng dịch vụ (người hiếm muộn): Sản phẩm của đề tài là cuốn sách chuyên khảo được sự đón nhận và ứng dụng từ đội ngũ bác sĩ và nhân viên chăm sóc khách hàng của các Trung tâm/Khoa Hỗ trợ sinh sản thuộc các bệnh viện công và tư, dịch vụ hướng đến chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân. Vì vậy, người bệnh được hưởng dịch vụ tổng thể cả về chăm sóc y tế và chăm sóc tâm lý trong quá trình điều trị IUI, IVF với tổng số kinh phí chi trả không thay đổi. Các hỗ trợ tâm lý này được thực hiện chính thức từ chuyên gia tâm lý hoặc phi chính thức từ chính bác sĩ điều trị. Được chăm sóc tâm lý góp phần giúp người bệnh tăng sự hài lòng, cảm giác an tâm, tin tưởng vào điều trị. + Với cơ sở Y tế (Trung tâm/Khoa Hỗ trợ sinh sản): Với những đơn vị y tế có ứng dụng kết hợp hỗ trợ tâm lý cho người bệnh giúp người bệnh - được coi là khách hàng – góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ tổng thể, tăng sự hài lòng của khách hàng, từ đó thu hút nhiều hơn khách hàng sử dụng dịch vụ của đơn vị. Nhìn chung, để đánh giá được chính xác hiệu quả ứng dụng và những lợi ích về mặt kinh tế do đề tài mang lại, cần có những nghiên cứu tiếp theo theo định hướng ứng dụng. Trong đó các mô hình can thiệp cụ thể được xây dựng và thử nghiệm trên một lượng mẫu lớn hơn ở các cơ sở y tế; đồng thời cần có những đo lường, lượng giá cụ thể về những lợi ích kinh tế đạt được từ việc ứng dụng mô hình can thiệp đó. ‐ Đóng góp về hiệu quả xã hội  Đối với hoạt động quản lý: Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi kiến nghị để được hỗ trợ nghiên cứu triển khai và ứng dụng mô hình hỗ trợ tâm lý cho người hiếm muộn ở Việt Nam trước – trong và sau quá trình điều trị. Hiệu quả của các can thiệp/hỗ trợ tâm lý cho người hiếm muộn đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra, điều này giúp bệnh nhân an tâm, tin tưởng và phối hợp tốt cùng bệnh viện trong quá trình điều trị. Bởi trải qua hiếm muộn, các cá nhân, các cặp vợ chồng phải chịu những can thiệp xâm lấn, trạng thái cảm xúc căng thẳng và bế tắc… là những nỗi đau mất mát do điều trị không thành công, và những tổn thất về tài chính…  Đối với hoạt động đào tạo: Kết quả nghiên cứu được ứng dụng trực tiếp vào giảng dạy cho sinh viên ngành Tâm lý học với các môn học như: Đánh giá tâm lý, Tâm lý học gia đình, Tâm lý học phát triển… tại Trường Đại học KHXH&NV.  Đối với việc nâng cao năng lực nghiên cứu của tổ chức, cá nhân thông qua tham gia thực hiện đề tài, đào tạo trên đại học. Các sản phẩm công bố và kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung cập nhật tài liệu tham khảo cho các môn học như Đánh giá tâm lý, Tâm lý học phát triển, Tâm lý học gia đình… tại Trường Đại học KHXH&NV và các đơn vị đào tạo và thực hành Hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam. + Đối với việc đáp ứng nhu cầu xã hội và nâng cao vị thế nghề nghiệp: Kết quả nghiên cứu được chính nhóm nghiên cứu vận dụng vào việc thực hành can thiệp/hỗ trợ tâm lý cho nhiều bệnh nhân hiếm muộn. Qua đó phát triển uy tín và vị thế nghề tâm lý trong việc hỗ trợ tâm lý bệnh nhân hiếm muộn trong bối cảnh hiện nay.
20831
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được chia sẻ tới một số bệnh viện Hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam: Bệnh viện Đa khoa Mỹ Đức – TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Quốc tế Sản – Nhi, Hải Phòng…giúp các bác sĩ, nhân viên y tế hiểu hơn về tâm lý của bệnh nhân hiếm muộn. Nhiều đơn vị hỗ trợ sinh sản đã đọc và ứng dụng kiến thức tâm lý từ cuốn sách chuyên khảo: Hiếm muộn và Những tổn thương tâm lý vào thăm khám và điều trị cho bệnh nhân hiếm muộn.

Tâm lý; Vợ chồng hiếm muộn con; Hỗ trợ xã hội; Ứng phó

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không