
- Nghiên cứu xác định chủng loại cây trồng tại khu vực xử lý rác tại thành phố Đà Nẵng
- Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chế phẩm vi sinh vật phục hồi sản xuất cây ăn quả trên đất bị nhiễm mặn tại tỉnh Bến Tre
- Lập phương án bảo vệ bảo tồn hệ sinh thái san hô Hòn Yến
- Nghiên cứu xây dựng mô hình can thiệp dự phòng bệnh sâu răng và nha chu ở học sinh 12 tuổi tại tỉnh Tiền Giang
- Hoàn thiện công nghệ sản xuất maltooligosaccharide giàu maltotriose sử dụng trong công nghiệp thực phẩm
- Tác động của tài chính toàn diện đến giảm nghèo đa chiều tại Việt Nam
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình tạo chế phẩm từ lá chay Bắc Bộ (Artocarpus tonkinensis Chev ex Gagnep) và tác dụng điều biến miễn dịch chống ung thư tủy xương cấp của chế phẩm và một số chất sạch tách được
- Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào nuôi thương phẩm cá Nheo Mỹ Ictalurus punctatus (Rafinespue 1818) tại Thái Nguyên
- Sưu tầm, phiên dịch và nghiên cứu di sản Hán Nôm qua các sắc phong, bằng cấp, văn bia, văn tế, gia phả ở Phú Yên
- Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất beta-D-glucan và một số polysaccarit khác từ sinh khối nấm Linh chi và Hầu thủ



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
10/2023/TTPTKH&CN
Bảo tồn nguồn gen Gà của đồng bào Mông tại huyện Đồng Hỷ và huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
Trường Đại học Nông Lâm
UBND Tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh/ Thành phố
Lê Minh
PGS. TS. Lê Minh; TS. Dương Thị Hồng Duyên; TS. Nguyễn Đức Trường; GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan; TS. Nguyễn Văn Quang; TS. Trần Thị Hoan; TS. Hồ Thị Bích Ngọc; TS. Phạm Diệu Thùy; TS. Nguyễn Thu Trang; TS. Phạm Thị Phương Lan; TS. La Văn Công; TS. Nguyễn Thị Minh Thuận; TS. Đỗ Thị Lan Phương; TS. Đỗ Quốc Tuấn; ThS. Mai Hải Hà Thu; KS. Trần Thị Thắm; ThS. Nguyễn Thị Lương
Khoa học nông nghiệp
01/06/2019
01/06/2022
11/08/2022
10/2023/TTPTKH&CN
05/06/2023
Kết quả nghiên cứu của đề tài: tuyển chọn và bảo tồn tại chỗ và chuyển chỗ được nguồn gen quý gà của đồng bào Mông; xây dựng được đàn hạt nhân có đặc điểm ngoại hình đặc trưng và tiêu chuẩn kỹ thuật của giống; xây dựng được quy trình chăn nuôi gà của đồng bào Mông. Việc quản lý đàn hạt nhân gà của đồng bào Mông sẽ là cơ sở cung cấp con giống chất lượng cao phục vụ cho công tác khai thác và phát triển giống gà này, góp phần tạo nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi tại huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên; bổ sung nguồn thực phẩm có chất lượng cao phục vụ thị hiếu người tiêu dùng.
Các quy trình kỹ thuật có giá trị trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các cơ sở chăn nuôi gà của đồng bào Mông; góp phần nâng cao nhận thức, trình độ của người chăn nuôi, nâng cao trình độ quản lý con giống của cán bộ kỹ thuật cơ sở và các địa phương tham gia công tác bảo tồn nguồn gen.
Đến nay các kết quả nghiên cứu của đề tài đã được chuyển giao và ứng dụng có hiệu quả trên địa bàn huyện Đồng Hỷ và huyện Võ Nhai nhằm bảo tồn nguồn gen gà của đồng bào Mông và khai thác, phát triển nguồn gen này bắt đầu từ năm 2025
* Hiệu quả kinh tế: Kết quả nghiên cứu của đề tài đã tuyển chọn và xây dựng được quy trình kỹ thuật khoa học góp phần nâng cao giá trị kinh tế trong chăn nuôi gà của đồng bào Mông. Đề tài được triển khai và nhân rộng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân tại khu vựa đồng bào DTTS thuộc huyện Đồng Hỷ và Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
* Tác động kinh tế-xã hội, môi trường:
Địa điểm triển khai thực hiện đề tài là các xã thuộc vùng đồng bào DTTS nơi có gà của đồng bào Mông phân bố, việc bảo tồn nguồn gen quý để khai thác, phát triển và tiến tới phát triển thành sản phẩm hàng hóa đặc trưng còn hạn chế, người dân chưa ứng dụng được các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi nên giá trị kinh tế còn thấp. Kết quả của đề tài đã có tác động nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, thay đổi nhận thức, thói quen của người dân trong chăn nuôi gà của đồng bào Mông; đặc biệt góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
* Ý nghĩa khoa học: đề tài là công trình nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường kết hợp với nghiên cứu hiện đại để tuyển chọn, xây dựng đàn hạt nhân gà của đồng bào Mông, xây dựng quy trình chăn nuôi và tư liệu hóa nguồn gen. Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu quý để bổ sung trong giảng dạy, tập huấn kỹ thuật thuộc lĩnh vực chăn nuôi Thú y và chuyển giao cho các cơ sở chăn nuôi gà của đồng bào Mông.
bảo tồn nguồn gen, Gà, đồng bào Mông
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học nông nghiệp,
Cơ sở để xây dựng Dự án SXTN,
Số lượng công bố trong nước: 1
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Không