liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTYD 06/18

2021-014-NS/KQNC

Nghiên cứu xây dựng mô hình can thiệp dự phòng bệnh sâu răng và nha chu ở học sinh 12 tuổi tại tỉnh Tiền Giang

Sở Y tế tỉnh Tiền Giang

UBND Tỉnh Tiền Giang

Tỉnh/ Thành phố

GS.TS.BS. Tạ Văn Trầm

BSNCS. Lê Hoàng Hạnh, BS.CK2. Trần Thanh Thảo, CN. Nguyễn Hồng Oanh, BS.CK2. Lê Phong Vũ, BS. Bùi Thanh Dung, BSNCS. Trần Thanh Hải, ThSCNNCS. Mai Trung Hưng, BS.CK1. Nguyễn Ngọc Vinh, ThSCN. Trương Thị Kim Yến, CN. Nguyễn Thanh Giang

Khoa học y, dược

11/2018

10/2021

24/12/2021

2021-014-NS/KQNC

31/12/2021

Sở Khoa học và Công nghệ Tiền Giang

Kết quả nghiên cứu là cơ sở góp phần vạch ra những biện pháp hữu hiệu phòng ngừa và điều trị bệnh trong địa bàn toàn tỉnh, đẩy mạnh và củng cố hơn công tác ngăn ngừa bệnh tại cơ sở. Nghiên cứu đã đề xuất mô hình can thiệp nhằm giảm thiểu tỷ lệ bệnh và biến chứng bệnh gây ra tại tỉnh Tiền Giang. Tạo tiền đề cho một số nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực phòng ngừa và điều trị bệnh. Đây còn là tiền đề quan trọng trong việc xây dựng được các mô hình phát triển bệnh, dự báo được diễn biến của bệnh trong tương lai đồng thời hoạch định kế hoạch cung cấp các dịch vụ đối với sức khỏe cộng đồng cũng như cho các kế hoạch, chương trình can thiệp thích hợp trong điều trị, phòng ngừa những biến chứng của bệnh lý phổ biến này, đặc biệt đối với trẻ em. Kết quả từ nghiên cứu đã và sẽ được áp dụng trong công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cộng đồng về tầm quan trọng của vệ sinh, chăm sóc sức khỏe răng miệng từ đó góp phần rất lớn vào thay đổi ý thức và hành vi của người dân trong vấn đề tự chăm sóc, tự bảo vệ sức khỏe răng miệng.
2021-T-10/KQNC
Kết quả đề tài đã cung cấp số liệu chính xác cho Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tiền Giang và Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế về hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh sâu răng và nha chu ở học sinh 12 tuổi tại tỉnh Tiền Giang, nhằm góp phần vạch ra những biện pháp hữu hiệu trong phòng ngừa và điều trị bệnh địa bàn toàn tỉnh, đẩy mạnh và củng cố hơn công tác ngăn ngừa bệnh tại cơ sở. Từ đó, đề tài đã góp phần rất lớn vào việc giảm thiểu gánh nặng bệnh tật do bệnh răng miệng gây ra trong cộng đồng nói chung và cho trẻ em nói riêng. Trong đó, hiệu quả bao gồm giảm các kinh phí có liên quan đến điều trị bệnh răng miệng, giảm kinh phí đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất và giảm nguồn nhân lực.

sâu răng; nha chu; học sinh; dự phòng; bệnh

Ứng dụng