Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

06/KQNC-SKHCN

Kiến trúc đình chùa của người Kinh ở tỉnh Sóc Trăng (1860-2014)

Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Sóc Trăng.

UBND Tỉnh Sóc Trăng

Tỉnh/ Thành phố

TS. Trịnh Công Lý.

Nghệ thuật kiến trúc

12/09/2018

06/KQNC-SKHCN

20/06/2019

Sở Khoa học và Công nghệ

Sau khi kết quả thực hiện đề tài đã được nghiệm thu, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao quyền sử dụng kết quả của đề tài cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Dân tộc, Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo), Sở Xây dựng, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Sóc Trăng xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí để triển khai sử dụng kết quả đề tài tại Công văn số 225/UBND-VX ngày 18/02/2020. Tổng kinh phí thực hiện đề tài từ nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN là 241.100.000 đồng, trong đó có kinh phí in ấn 234 quyển sách chuyên khảo là 28.618.200 đồng để phát hành đến các đơn vị có liên quan phục vụ cho việc giới thiệu tuyên truyền, sử dụng kết quả của đề tài. Bên cạnh đó, thị xã Vĩnh Châu có sử dụng kinh phí từ ngân sách là 120.000.000 đồng để sửa chữa đình Khánh Hòa. Theo Báo cáo của Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có 97 chùa Bắc tông (trong đó có 02 chùa được xếp hạng di tích cấp tỉnh) và 75 đình (trong đó có 01 đình được xếp hạng di tích cấp Quốc gia, 07 đình được xếp hạng di tích cấp tỉnh). Từ năm 2020 đến nay, có 05 huyện, thị xã có các đình, chùa được sửa chữa với tổng kinh phí 13.345.000.000 đồng (Kinh phí xã hội hóa là 13.225.000.000 đồng; kinh phí từ nguồn ngân sách là 120.000.000 đồng). Như vậy, bình quân kinh phí đầu tư sửa chữa các đình, chùa của người kinh là 4.448.000.000 đồng/năm. Các hội viên của Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Sóc Trăng đã lồng ghép thực hiện công tác giới thiệu về kiến trúc đình, chùa của 03 dân tộc Kinh, Khmer và Hoa trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về thuyết minh, hướng dẫn cho 25 đoàn khách đến Sóc Trăng tham quan du lịch và đã giới thiệu (15 cuộc) tại các kỳ hội chợ, ngày hội trong và ngoài khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ban Tôn giáo triển khai lồng ghép vào các cuộc họp, tập huấn cho các đối tượng làm công tác tôn giáo, chức sắc, chức việc trong tỉnh. Huyện Kế Sách, Cù Lao Dung lồng ghép việc thông tin kết quả đề tài với các hoạt động chuyên môn để phát trên Đài Truyền thanh của địa phương. Có 06/11 địa phương (thị xã Vĩnh Châu, huyện Long Phú, Kế Sách, Mỹ Xuyên, Mỹ Tú, Cù Lao Dung) có sử dụng kết quả của đề tài trong việc giữ gìn, tôn tạo, phát triển và phát huy nghệ thuật kiến trúc đình, chùa của người Kinh tại địa phương, chiếm tỷ lệ 54,55%. Chủ nhiệm đề tài tham gia cùng Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Sóc Trăng chuẩn bị triển khai đề tài “Lịch sử chùa Phật giáo tỉnh Sóc Trăng”, trong đó có tham khảo kết quả của đề tài. Đề tài do Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Sóc Trăng đầu tư kinh phí để triển khai thực hiện. Có 08 công chức, viên chức ngành Văn hóa Thông tin của huyện Kế Sách tham khảo kết quả của đề tài để học tập nâng cao trình độ hiểu biết, sử dụng làm bài thu hoạch trong các chuyên đề nghiên cứu ở các lớp tập huấn ngắn hạn; Sử dụng làm tư liệu tham khảo để lập hồ sơ báo cáo đặc điểm, lịch sử hình thành, kiến trúc của di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh - Đình thần Nguyễn Trung Trực, thị trấn Kế Sách (được công nhận năm 2021). Việc triển khai sử dụng kết quả đề tài góp phần bảo tồn kiến trúc đình, chùa của người Kinh ở tỉnh Sóc Trăng phục vụ hoạt động du lịch của tỉnh. Các đình, chùa với lối kiến trúc phong phú, đa dạng, chính là những điểm thu hút du khách tới tham quan, trải nghiệm, là đối tượng khai thác để góp phần phát triển du lịch ở các địa phương. Việc sử dụng kết quả đề tài đã góp phần nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo địa phương và người dân ở một số huyện, thị xã trong tỉnh đối với việc gìn giữ phát huy giá trị truyền thống các ngôi đình, chùa của người Kinh. Trong việc trùng tu, sửa chữa các đình, chùa của người Kinh, chú ý nhiều hơn đến việc giữ gìn kiến trúc truyền thống của đình, chùa.

kiến trúc đình, chùa; người kinh

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học xã hội,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Sóc Trăng đã hướng dẫn cho 01 học viên cao học làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành khoa học lịch sử với đề tài “Chùa Khmer Sóc Trăng từ thế kỷ XIII đến giữa thế kỷ XIX” và đã bảo vệ thành công vào năm 2021. Trong đó, có tham khảo kết quả của đề tài để thực hiện nội dung phân tích kiến trúc Chùa Khmer trong mối giao thoa kiến trúc với chùa phật giáo Bắc tông và chùa, miếu của dân tộc Hoa.