Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

02/FIRST/VIELINA/GRANT

2020-24-807/KQNC

Nâng cao năng lực nghiên cứu thiết kế chế tạo các hệ thống điều khiển tích hợp dùng trong các ngành công nghiệp khai thác than hầm lò năng lượng

Viện nghiên cứu điện tử, tin học, tự động hóa

Bộ Công Thương

Quốc gia

TS. Nguyễn Thế Truyện

TS. Nguyễn Thế Truyện, ThS. Mai Văn Tuệ, ThS. Trịnh Hải Thái, ThS. Phạm Thị Phương Hoa, ThS. Phạm Chí Công, ThS. Lê Kế Trung, PGS. TS. Nguyễn Chấn Hùng, ThS. Nguyễn Công Hiệu, ThS. Luyện Tuấn Anh, ThS. Nguyễn Cao Sơn, ThS. Nguyễn Thế Vinh, KS. Phạm Thanh Hải, ThS. Nguyễn Thế Hùng, ThS. Trần Hoài Nam, ThS. Nguyễn Văn Mạnh, ThS. Nguyễn Danh Dũng, ThS. Lại Xuân Hùng, ThS. Đặng Trần Chuyên, ThS. Nguyễn Hùng Kiên, Kỹ sư.Phạm Sĩ Thanh, KS. Trần Văn Tiến, ThS. Nguyễn Xuân Đồng, ThS. Đinh Đức Tùng, KS. Nguyễn Văn Đức, ThS. Nguyễn Lê Thùy Dương, ThS. Lê Mạnh Hùng, CN. Hoàng Minh Nguyệt, CN. Vũ Thị Tâm, ThS. Nguyễn Trọng Nông, ThS. Vũ Thị Thái Phượng, Nguyễn Thị Minh Tâm, Nguyễn Đình Lượng

Kỹ thuật cơ khí và chế tạo thiết bị khai khoáng

01/01/2015

01/03/2018

28/03/2019

2020-24-807/KQNC

18/08/2020

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

a) Kết quả đạt được:
Được sự ủng hộ và sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng thế giới (WB) và sự quan tâm chỉ đạo, giám sát của Ban Quản lý dự án FIRST (CPMU), BQL tiểu dự án FIRST- VIELINA nhóm thực hiện đã hoàn thành được mục tiêu: nâng cao năng lực làm chủ thiết kế, chế tạo hệ thống ĐKTH trong khai thác than hầm lò, và trong ngành điện theo chuẩn quốc tế như đã đề xuất.
Những kết quả nổi bật của tiểu dự án như sau: Dự án đã tài trợ cho Viện một số các trang thiết bị cần thiết, cùng với cơ sở hạ tầng đang có và sẽ có từ Dự án “Phòng thí nghiệm Điện tử, Tự động hóa’’, VIELINA sẽ có đủ công cụ, cơ sở vật chất và nhân lực cần thiết để thành lập phòng thí nghiệm nằm trong hệ thống VILAS đáp ứng các nhu cầu đặc thù của các ngành công nghiệp liên quan đến đo lường, điều khiển,... là những nhu cầu mà hiện tại ít có cơ sở tại Việt Nam có khả năng thực hiện.
Các thiết bị, phần mềm công cụ được đầu tư từ Dự án giúp VIELINA làm chủ từ khâu phân tích thiết kế, chế tạo tích hợp, thí nghiệm sản phẩm theo một số tiêu chuẩn quốc tế đối với hai sản phẩm của Dự án.

Dự án góp phần đã nâng cao năng lực nghiên cứu, thiết kế chế tạo các sản phẩm của VIELINA thông qua khóa đào tạo với các chuyên gia nước ngoài như Nga, Singapore,... với nhiều lượt người tham dự.
Trong thời gian thực hiện dự án, VIELINA đã hoàn thiện và nâng cấp một số sàn phẩm sẵn có, đã thiết kế chế tạo được một số lượng không nhỏ các sản phẩm mới (bao gồm cả phần cứng, phần mềm ứng dụng trên máy tính, phần mềm nhúng trên thiết bị...) để hình thành các mô hình hệ thống ĐKTH đầy đù như đăng ký.
Dự án đã tạo ra được 02 mô hình hệ thống ĐKTH, 01 hệ thống dùng trong khai thác than hầm lò vá 01 hệ thống dùng trong ngành điện. Đặc biệt, đối với mô hình HTĐKTH mẫu dùng trong khai thác than hầm lò (bao gồm cả phần cứng, phần mềm) đã được kiểm định theo tiểu chuẩn TCVN 7079 (tương đương với tiêu chuẩn quốc tế IEC 60079). Đặc biệt, theo Quyết định số 812/QĐ-BCT, ngày 15 tháng 3 năm 2018 của Bộ trường Bộ Công Thương, hệ thống này đã được Bộ Công Thương đưa vào danh mục bổ sung máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được. Với Quyết định trên của Bộ Công Thương có thể khẳng định rằng đối với các sản phẩm công nghệ cao, người Việt Nam cũng hoàn toàn có thể làm chủ công nghệ thiết kế chế tạo và sẵn sàng cung cấp ra thị trường các sản phẩm có chất lượng không thua kém các sản phẩm nhập ngoại, thậm chí còn có thể tốt hơn do phù hợp với điều kiện môi trường khí hậu khắc nghiệt và hoàn toàn có sự tương tác, đáp ứng yêu cầu người dùng. HTĐKTH dùng trong khai thác than hầm lò có cấu hình gồm các hệ thống thành phần sau:

1. Hệ thống mạng vòng Ethernet cáp quang 2. Hệ thống giám sát màn hình ghép công nghiệp 3. Hệ thống thông tin di động, video vô tuyến 4. Hệ thống thông tin cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu xử lý sự cố 5. Hệ thống giám sát và định vị nhân sự 6. Hệ thống giám sát khí mỏ 7. Hệ thống phát thanh mỏ 8. Hệ thống tự động điều khiển bơm thoát nước mỏ Tổng giá trị của Hệ thống ĐKTH mẫu là: 8.999.818.000 VNĐ. trong đó: + Giá trị của các thiết bị đã được đầu tư từ FIRST là: 4.052.818.000 VNĐ. + Giá trị của các sản phẩm do VIELINA chế tạo thêm để tích hợp vào hệ thống: 4.647.000.000 VNĐ.
+ Tỷ lệ vốn đối ứng của VIELINA trong hệ thống mẫu trên là: 53,4%.
b) ứng dụng sản phẩm của đề tài:
Hiện nay sản phẩm của hệ thống ĐKTH do VIELINA chế tạo đã được ứng dụng tại một số đơn vị như Công ty than Khe Chàm, Công ty than Uông Bí,... Ngoài ra các sản phẩm của các hệ thống thành phần cũng đã được sử dụng tại nhiều đơn vị trong Tập đoàn VINACOMIN. Các hệ thống thành phần của HTĐKTH bao gồm các hệ thống con như sau: 

• Hệ thống giám sát màn hình ghép công nghiệp kích thước lớn; • Hệ thống mạng vòng Ethernet cáp quang công nghiệp; • Hệ thống thông tin di động, video vô tuyến; • Hệ thống giám sát và định vị nhân sự; • Hệ thống phát thanh trong mỏ; • Hệ thống giám sát khi mỏ tập trung; • Hệ thống điều khiển giám sát hầm bơm.
Hệ thống được xây dựng có cấu hình hiện đại, mềm dẻo, dễ dàng thêm bớt các tính năng, thêm bớt các thiết bị. Hệ thống hoàn toàn có thể dễ dàng tích hợp thêm các hệ thống con khác (có phương thức truyền thông Ethernet) ngay cả trong hầm lò hoặc trên mặt bằng mà không cần đầu tư thêm phần hạ tầng truyền thông, do đó giảm thiểu được các chi phí cáp truyền dẫn mà cóng tác quản lý được thuận tiện, đơn giàn.

17707

❖ Tác động đến đơn vị thực hiện dự án - Dự án giúp đơn vị tăng tính tự chủ về nghiên cứu các sản phẩm dùng trong các ngành công nghiệp khai thác than hầm lò:
+ Dự án giúp VIELINA chuyển đổi thành cóng sang cơ chế tự chủ, dần trở thành một cơ sở R&D háng đầu của cà nước và ngang tầm trong khu vực với cơ sở vật chất KHCN hiện đại và đội ngũ nhân lực KHCN chất lượng cao. + Nguồn nhân lực trinh độ cao có được sau Dự án sẽ đảm bào cho sự phát triền lâu dài của Viện. Các cán bộ không những được đào tạo về kỹ nãng thực hành mà còn được đào tạo nâng cao trình độ học vấn, nhờ đó nâng cao năng lực cùa VIELINA cả trong ứng dụng lẫn nghiên cứu. + Sau khi được đầu tư từ Dự án FIRST, cùng với cơ sở hạ tầng đang có và sẽ có từ Dự án “Phòng thí nghiệm Điện tử, Tự động hóa”, VIELINA sẽ có đủ công cụ, cơ sở vật chát và nhân lực cần thiết để làm chủ từ khâu phân tích thiết kế, chế tạo tích hợp, thí nghiệm sản phẩm theo một số tiêu chuẩn quốc tế. Các hệ thống điều khiển đều được thiết kế chế tạo theo chuẩn quốc tế nên phù hợp với yêu cầu của các công trình trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho VIELINA dễ dàng tham gia thị trường này. Làm chủ công nghệ sẽ giảm được giá thành sản phẩm, tăng khà năng cạnh tranh cho sản phẩm của VIELINA. + Dự án tập trung chủ yếu đầu tư vào các công cụ phục vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mẫu chứ không nhập dây chuyền chế tạo, giúp VIELINA làm chủ công nghệ, chủ động hoàn toàn quá trình thiết kế chế tạo, không lệ thuộc vào know-how của nước ngoài. Như vậy sẽ giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, tạo tiền đề cho chiếm lĩnh thị trường và phát triển bền vững.
Nàng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo: Nhờ kinh phi hỗ trợ từ dự án, các cán bộ khoa học của Viện có điều kiện tham gia các Hội nghị, hội thào chuyên ngành trong nước và quốc tế nên đã tích cực viết bài đẻ công bố các kết quà nghiên cứu trên các tạp chí, hội nghị hội thảo quốc tế và quốc gia chuyên ngành trong thời gian qua. Cụ thẻ các bài báo, bài tham luận, tài liệu chuyên môn, đăng ký SHTT, và số lượng thạc sỹ cũng như tiến sỹ đã được trình bày trong các phụ lục
Nâng cao cơ sở vật chất:
+ Trang thiết bị hiện đại, cấp thiết phục vụ cho nghiên cứu, sản xuất: VIELINA đã được trang bị các thiết bị mẫu phục vụ nghiên cứu phát triển HTĐKTH dùng trong hầm lò, thiết bị phục vụ kiểm tra, hiệu chuẩn các sản phẩm trong HTĐKTH dùng cho hầm lò, thiết bị phục vụ kiểm tra an toàn, môi trường và triển khai hiện trường, hệ thiết bị điều khiển phân tán (DCS). Các thiết bị này có thể tạo ra phòng thí nghiệm nằm trong hệ thống VILAS để thực hiện các dịch vụ KHCN như kiểm định, kiểm chuẩn, đánh giá sự hợp chuẩn sản phẩm, hàng hóa,... góp phần nâng cao vị thế và tăng cường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của Viện. + Các phòng thí nghiệm được trang bị mới hoặc nâng cắp: Có khả năng cung cấp dịch vụ cho các đơn vị khác trong ngành: các module hệ thống tích hợp và lưu trữ năng lượng phục vụ đào tạo và nghiên cứu phát triển dùng trong phòng thí nghiệm, các module hệ thống giám sát và điều khiển năng lượng phục vụ đào tạo và nghiên cứu phát triển dùng trong phòng thí nghiệm.
❖ Tác động đến lĩnh vực KHCN liên quan
Các kết quả (cả về KHCN và kinh tế) mà VIELINA (và cả các tổ chức KHCN khác đã thành công với sự hỗ trợ của dự án FIRST) đạt được sẽ là động lực thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo ở các tổ ■chức KHCN khác, tạo thành một phong trào đổi mới về chất. Khi đó chỉ còn những tổ chức KHCN năng động sáng tạo mới tồn tại và phát triển mạnh mẽ theo quy luật cùa kinh tế thị trường, còn những tổ chức thụ động, ỷ lại vào nhà nước sẽ bị đào thải.
Các kết quả của Dự án cũng là động lực thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo trong quản lý KHCN của nhà nước với mục tiêu khuyến khích sáng tạo KHCN và giải phóng sức lao động KHCN trên bình diện quốc gia. Các chính sách KHCN sẽ dần được hoàn thiện theo, thoát khỏi tình trạng cồng kênh, thụ động, kém hiệu quả hiện nay. Việc quản lý sở hữu trí tuệ sẽ dần trở thành quan trọng đạt các tiêụ chí của thế giới. Dần dần Nhà nước thông qua các chính sách KHCN của mình, sẽ trở thành chủ thê tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển tiên phong của KHCN đồng thời lôi kéo thị trường tích cực ứng dụng các thành tựu của KHCN, giúp cho nền kinh tế biến đổi căn bản về chất hưởng đến các tiêu chí cùa nền kinh tế tri thức là mức độ phát triển hiện nay các nước công nghiệp phát triên.

VIELINA tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đào tạo, mở rộng liên kết với các tổ chức đào tạo trong và ngoài nước để góp phần vào việc nãng cao trình độ nguồn nhân lực KHCN, góp phân vào sự phát triển chung cùa KHCN nước nhà.
Các nội dung nghiên cứu của Dự án có hàm lượng khoa học lớn và ý nghĩa thực tiên cao, là cơ sở tốt để đào tạo đội ngũ làm R&D trong lĩnh vực tương ứng, góp phần tăng cường đội ngũ làm R&D của đất nước là vấn để rất cấp thiết trong tình hình hiện nay.
❖ Tác động đến ngành
Nghiên cứu những sản phẩm mới, thiết yếu của ngành: Ngành khai khoáng (Than, Dâu khí, các loại khoáng sản khác, ...) có vai trò vị trí hết sức quan trọng, đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập, tăng trưởng,... của Bộ Công Thương nói riêng và cả nước nói chung, nên sản phẩm của Dự án (HTĐKTH trong khai thác hẩm lò) đã được ứng dụng trong ngành than, có thể mờ rộng sang dầu khí, hóa chất và các ngành khai khoáng khác sê có vai trò, ý nghĩa rất lớn về kinh tế xã hội đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Sản phấm hoàn toàn có thể thay thế được hàng nhập khẩu: Sản phẩm được chế tạo và kiểm định đạt tiêu chuẩn TCVN 7079:2008 (thực chất là tiêu chuẩn IEC 60079); Chính vì được chế tạo đạt tiêu chuẩn này nên sản phẩm đã được bổ sung vào Danh sách máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được để ưu tiên sử dụng, thay thế nhập khẩu.
Sản phẩm có khả năng chiếm lĩnh thị trường (cạnh tranh về giá cả, mẫu mã, chất lượng,...): Do chế tạo đạt tiêu chuẩn TCVN 7079:2008 nên sản phẩm đảm bảo chất lượng, độ tin cậy, độ ổn định và có giá cả cạnh tranh (bằng 2/3 giá thiết bị cùng loại nhập ngoại) và đặc biệt dịch vụ sau bán hàng nhanh chóng, thuận lợi nên được các công ty than hầm lò đánh giá cao, đã lựa chọn sử dụng.
Ngoài ra, với trang thiết bị được tài trợ từ Dự án FIRST, VIELINA sẽ có phòng thi nghiệm nằm trong hệ thống VILAS để thực hiện chức năng kiểm chuẩn, hợp chuẩn hàng hóa, thiết bị,... góp phần thực hiện chức năng quản lý nhà nước cùa Bộ Công Thương theo quy định.
Phát triển sản phẩm chính, sàn phẩm chiến lược trong thời gian tiếp theo (những sản phẩm tạo ra những đột phá, cú hích cho ngành): Trong tương lai, từ tài trợ cùa dự án FIRST, VIELINA sẽ hoàn thiện và phát triển HTĐKTH có thể dùng trong ngành khai khoáng, ngành điện và các ngành công nghiệp khác - các hệ thống này sẽ có đóng góp to lớn vào sự phát triển KTXH của đất nước.
❖ Tác động đến địa phương áp dụng
Góp phần đẩy mạnh, phát triển kinh tế xã hội trong vùng Quảng Ninh do sản phẩm dự án phục vụ cóng tác an toàn lao động, tự động hóa quá trình quản lý, điều hành sản xuất; tạo công ăn việc làm cho những người tham gia chế tạo, thương mại hóa các sàn phẩm, đào tạo nguồn nhân lực.
❖ Tác động đến kinh tế - xã hội và môi trường
Do VIELINA đã làm chù được công nghệ thiết kế chế tạo, các sản phẩm gần như được chế tạo hoàn toàn trong nước dựa trên các linh kiện rời tiên tiến, hiện đại của các hãng nổi tiếng trên thế giới nên đã giảm được giá thành (so với nhập ngoại), tiết kiệm chi phí ngoại tệ cho Doanh nghiệp và cho Nhà nước.
Các sàn phẩm của dự án tạo ra sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu đầu tư, lắp đặt mới cũng như sửa chữa, nâng câp và mở rộng các hệ thống sẵn có của các mỏ với chi phí hợp lý, thời gian cung cấp nhanh, dẽ thực hiện,...
Cống tác bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa được thực hiện hoàn toàn ở trong nước do vậy đàm bảo tính nhanh chóng kịp thời phục vụ sàn xuất giảm thiểu các thiệt hại về kinh tế cho người sừ dụng.
Sản phâm của dự án được tạo ra cũng đã lôi kéo người dùng và các đơn vị sản xuất các thiết bị phụ trợ cùng tham gia sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho các ngành sàn xuất khác như chế tạo vỏ cơ khí, đồ gá,...
Đây cũng là sản phẩm mẫu phục vụ để giới thiệu, quảng bá cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng tham quan, tìm hiểu cũng như đóng góp các ý kiến để VIELINA tiếp tục hoán thiện và nâng cấp sàn phẩm của mình.
Tạo niềm tin của thị trường đối với sản phẩm công nghệ cao được nghiên cứu chế tạo trong nước, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc gắn kết giữa nghiên cứu với thực tế sản xuất.
Phát huy được tiềm năng chất xám trong nước, giảm thiểu sự lệ thuộc vào kỹ thuật cóng nghệ của nước ngoài, từ đó góp phần nâng cao vị thế về khoa học công nghệ của Việt Nam trên trường quốc tế.

Góp phần bào đảm thành công của chương trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa cùa Đàng và Chính phủ.
VIELINA sẽ trờ thành một tổ chức KHCN mạnh của khu vực, góp phần tăng cường tiềm lực của đội ngũ làm KHCN trong nước, nâng cao vị thế KHCN của đất nước trên trường quốc tế.
Sự thực hiện thành công Đề xuất sẽ tạo ra nhiều dòng sản phẩm mới cung cấp cho thị trường, từ đó sẽ dẫn tới sự hình thành các doanh nghiệp KHCN thực hiện nhiệm vụ chuyển giao sản phẩm nghiên cứu vào thị trường. Trên cơ sở đó mô hình tổ hợp Viện Nghiên cứu - Doanh nghiệp KHCN sẽ ra đời và hoạt động mạnh mẽ theo các nguyên tắc của nền kinh tế thị trướng, góp phần làm cho hoạt động KHCN trong nước tiến dần tới và ngang bằng với trình độ hoạt động KHCN cùa các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.
❖ Tác động ngắn hạn
Trong 2 năm thực hiện Dự án, (2016, 2017) và nửa đầu 2018 doanh số thu được từ các hoạt động của Viện khoảng 105 tỷ đồng, trong đó: gần 80 tỷ đồng từ các hợp đồng chuyển giao công nghệ, các nhiệm vụ R&D (có sử dụng các nguồn lực từ Dự án FIRST tài trợ), khoảng 25 tỷ còn lại là các nguồn thu từ các nguồn lực khác của Viện. Trong giai đoạn này, doanh thu của VIELINA chưa đạt theo kế hoạch mà chúng tôi đặt ra, lý do vi thị trường chính của sản phẩm dự án là ngành Than những năm qua gặp những khó khăn nhất định vì vậy Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam hạn chế xét duyệt đầu tư HTĐKTH cho các công ty than.
Hoàn chỉnh vá cung cấp sản phẩm cho ngành than, hiện nay VIELINA đang có uy tin tốt trong thị trường này. Việc cung cấp sản phẩm sẽ mang lại nguồn thu đáng kể để đảm bảo tụ chủ, tính khấu hao hoàn vốn và tái đầu tư; Tận dụng sự hỗ trợ của FIRST như một sự đầu tư ban đầu để tạo dựng năng lực thiết kế và làm chủ công nghệ đối với hai màng sản phẩm thuộc ngành điện, tạo ra được sản phẩm mẫu và sản phẩm quy mô nhỏ có thể ứng dụng cho các công trình cải tạo, nâng cấp trong ngành điện cũng như các ngành công nghiệp khác, bước đầu tạo ra thu nhập; Xây dựng phòng thí nghiệm trong hệ thống VILAS để thực hiện các dịch vụ KHCN, tạo việc làm, doanh thu thực hiện mục tiêu tự chủ và góp phần thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ Cóng Thương.

Điều khiển tích hợp; Thiết kê; Chế tạo; Khai thác than; Hầm lò; Năng lượng

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 3

Số lượng công bố quốc tế: 1

Không

không