Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

28

Nghiên cứu áp dụng hình thức bảo tồn chuyển vị (ex-situ) để phục hồi và bảo tồn loài Trai tai tượng vảy (Tridacna squamosa) tại Côn Đảo

Ban quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo

Tỉnh/ Thành phố

KS. Nguyễn Đức Thắng

TS. Ngô Xuân Quảng; KS. Nguyễn Phùng Hùng; TC. Nguyễn Văn Vững; TC. Nguyễn Duy Thành

Thuỷ sản

11/2014

10/2017

17/01/2017

28

28/05/2018

Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Ứng dụng kết quả đề tài trong lĩnh vực bảo tồn loài thủy sản nguy cấp quý, hiếm với hình thức bảo tồn chuyển vị (ex-situ) loài Trai tai tượng vảy (Tridacna squamosa) tại Vườn quốc gia Côn Đảo và có thể áp dụng các vùng biển tương tự của Việt Nam. Hiện nay Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo đã di dời 60 cá thể Trai tai tượng vảy từ khu vực khoanh nuôi hòn Bảy Cạnh và hòn Tre Lớn về tập trung khoanh nuôi phục hồi tại khu vực vịnh Đầm Tre. Đến nay đã phát hiện 15 cá thể con non phát tán trong khu vực này.
BTU-2018-001
- Đối với kinh tế - xã hội + Kết quả của đề tài mang lại hiệu quả về kinh tế-xã hội, đặc biệt có hiệu quả trực tiếp cho các địa phương và người¬ dân ven biển, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của huyện đảo (là phát triển dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp mà trong đó ngành du lịch sinh thái đóng vai trò quan trọng), góp phần chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, giảm áp lực khai thác quá mức tài nguyên biển. + Thông qua đề tài này, ý thức của cộng đồng được nâng cao thông qua các cơ hội nghiên cứu và tiếp cận chúng. - Đối với môi trường sinh thái – nguồn lợi + Các loài trai tai tượng có cơ chế sinh học hoạt động sống tương tự các loài san hô, đồng thời là là yếu tố cấu thành hệ sinh thái rạn san hô. Do đó, bảo tồn và phục hồi tốt nguồn lợi này sẽ góp phần ổn định và phát triển tốt sức khỏe của các rạn san hô, phục hồi các nguồn lợi sinh vật biển khác. + Màu sắc và vẽ đẹp của các cá thể thuộc nhóm Tridacna được xem như là “hoa của đại dương” là nơi hấp dẫn các du khách du lịch lặn khám phá đại dương, mang lại nguồn thu nhập bền vững cho cộng đồng địa phương. - Đối với các lĩnh vực khoa học có liên quan + Thông qua đề tài phục hồi và bảo tồn các quần thể Trai tai tượng (Tridacna squamosa). Nghiên cứu áp dụng hình thức bảo tồn chuyển vị”, con người có điều kiện tiếp xúc, nghiên cứu và học tập được từ chúng. Nhằm nâng cao kiến thức cho mình và biết cách cư xử hài hòa hơn với tự nhiên, thân thiện hơn với môi trường bởi sự thay đổi của môi trường cũng là tấm gương phản chiếu những hành động tiêu cực của chúng ta. + Bổ sung, hoàn thiện các qui trình công nghệ sản xuất giống, qui trình nuôi thuỷ sản đạt năng xuất cao. + Bổ sung các cơ sở khoa học về phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

bảo tồn; Trai tai tượng vảy; Tridacna squamosa

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Có 02 Thạc sỹ sử dụng kết quả của đề tài cho nội dung luận án, luận văn tốt nghiệp.