- Ứng dụng công nghệ chăn nuôi lợn thịt sạch trên đệm lót sinh học tại Trung tâm phát triển chăn nuôi tỉnh Điện Biên
- Ảnh hưởng của lời giải chính xác bài toán kết cặp và các dao động tập thể lên cấu trúc hạt nhân tại nhiệt độ bàng không và nhiệt độ hữu hạn
- Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài thuộc chi Mại liễu (Miliusa) thuộc họ Na (Annonaceae)
- Nghiên cứu tạo vắc - xin nhược độc phòng bệnh gan thận mủ cá tra ở quy mô hàng hóa
- Đánh giá tình hình kim loại nặng trong nước ngầm trên địa bàn huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu
- Nghiên cứu đề xuất chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của Việt Nam để tích cực chủ động tham gia vào các tổ chức quốc tế trong một số lĩnh vực ưu tiên
- Nghiên cứu những biến đổi trong bộ gen tế bào ung thư phổi và Lơ-xê-mi kinh dòng hạt kháng thuốc điều trị đích
- Tạo lập, quản lý và phát triển Nhãn hiệu chứng nhận “Hồ tiêu Sơn Thành” dùng cho sản phẩm hồ tiêu của huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên
- Hoàn thiện công nghệ sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải chế biến tinh bột sắn
- Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ nhân giống dạng dịch thể sản xuất giống nấm Sò và Linh chi tại Hải Phòng
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
2015-02-828
Nghiên cứu các giải pháp huy động vốn xã hội cho phát triển ngành nghề phi nông nghiệp phục vụ xây dựng nông thôn mới
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015
ThS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết
ThS. Phạm Chí Trung, ThS. Nguyễn Văn Chiến, PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong, GS.TS. Lê Ngọc Hùng, PGS.TS. Dương Ngọc Thí
Kinh tế học; Trắc lượng kinh tế học; Quan hệ sản xuất kinh doanh
07/2013
04/2015
24/09/2015
2015-02-828
24/11/2015
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
Nội dung nghiên cứu của đề tài là làm rõ các cơ sở khoa học (cơ sở lý luận về vốn xã hội, vận dụng vốn xã hội, nhu cầu về mặt chủ trương, chính sách và thực tiễn phát triển của các ngành nghề phi nông nghiệp đang đặt ra trước yêu cầu xây dựng và phát triển nông thôn mới) từ đó đề xuất các chính sách và giải pháp phù hợp trong việc huy động vốn xã hội cho phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp phục vụ xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó là việc đánh giá, làm rõ thực trạng vốn xã hội, các cơ chế, chính sách huy động nguồn vốn này cho phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn tại các địa phương được khảo sát. Từ các nội dung nghiên cứu nói trên, đề tài nghiên cứu đề xuất các nhóm giải pháp huy động vốn xã hội trong phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp phục vụ xây dựng nông thôn mới.
a) Hiệu quả kinh tế
Thông qua kết quả nghiên cứu được xuất bản, chuyển giao vào thực tiễn như “Sổ tay hỏi đáp về vốn xã hội trong xây dựng nông thôn mới” và “Sách chuyên khảo về Vốn xã hội trong phát triển ngành nghề nông thôn” và các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành đã bổ sung vào hệ thống tri thức, thông tin góp phần nâng cao nhận thức về nguồn vốn xã hội ở nông thôn Việt Nam, phục vụ công tác quản lý, đào tạo và thực tiễn hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế ở nông thôn.
Các đối tượng sử dụng tài liệu hỏi đáp có thể: Hiểu thế nào là vốn xã hội, tầm quan trọng/vai trò của vốn xã hội trong phát triển ngành nghề phục vụ xây dựng nông thôn mới, nắm được cách thức cơ bản để duy trì và gây dựng vốn xã hội ở nông thôn cũng như trong sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp. Tài liệu còn cung cấp các trường hợp điển hình dưới dạng câu chuyện thành công/chưa thành công về phát huy vốn xã hội trong phát triển ngành nghề phi nông nghiệp qua khảo sát thực tế ở các địa phương thuộc 07 vùng kinh tế - xã hội cả nước.
b) Hiệu quả xã hội
- Xây dựng nông thôn mới là một nội dung mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực, đa ngành, đa chiều cạnh. Vì vậy, cần có một hệ thống cơ sở lý luận để phục vụ cho quá trình xây dựng, hoạch định và triển khai các chính sách vào thực tiễn.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài này đã đóng góp vào hệ thống cơ sở lý luận về tiếp cận nghiên cứu về vốn xã hội ở nông thôn Việt Nam. Qua nghiên cứu khẳng định thêm tầm quan trọng của yếu tố “vốn xã hội” trong các nguồn lực “vốn” phục vụ phát triển kinh tế nói chung và ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn nói riêng.
c) Khả năng mở rộng ứng dụng
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đóng góp vào hệ thống cơ sở lý luận và tri thức về vốn xã hội ở Việt Nam;
- Thông qua kết quả nghiên cứu được xuất bản, chuyển giao vào thực tiễn như “Sổ tay hỏi đáp về vốn xã hội trong xây dựng nông thôn mới” và “Sách chuyên khảo về Vốn xã hội trong phát triển ngành nghề nông thôn” đã bổ sung vào hệ thống tri thức, thông tin góp phần nâng cao nhận thức về nguồn vốn xã hội ở nông thôn Việt Nam, phục vụ công tác quản lý, đào tạo và thực tiễn hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế ở nông thôn;
- Cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách trong lĩnh vực quản lý xã hội, quản lý kinh tế, phát triển nông thôn… nhằm phát huy vai trò, đóng góp của vốn xã hội trong cộng đồng, qua đó thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Nghiên cứu; Giải pháp; Huy động; Vốn xã hội; Phát triển; Ngành nghề; Phi nông nghiệp; Xây dựng; Nông thôn mới
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Số lượng công bố trong nước: 7
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Ứng dụng kết quả đề tài khoa học góp phần đào tạo được 01 Tiến sĩ chuyên ngành xã hội học tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.