
- Xây dựng mô hình sản xuất nhãn E-Dor theo tiêu chuẩn VietGAP tại quận Ô Môn thành phố Cần Thơ
- Nhận diện các rào cản pháp lý đối với hoạt động khởi nghiệp và các giải pháp khắc phục
- Nghiên cứu đánh giá tổng thể quá trình xói lở và dự báo diễn biến bờ biển Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ đề xuất giải pháp nhằm ổn định và phát triển bền vững vùng ven biển
- Nghiên cứu giải pháp nhằm đảm bảo lấy nước tưới chủ động cho hệ thống các trạm bơm ở hạ du hệ thống sông Hồng - Thái Bình trong điều kiện mực nước sông xuống thấp
- Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các bệnh truyền nhiễm của người và thử nghiệm một số giải pháp can thiệp tại vùng ven biển đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ
- Nghiên cứu phát triển và triển khai ứng dụng các mô hình chiếu sáng điều khiển quang chu kỳ bằng đèn LED chuyên dụng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hoa Cúc thương mại tại khu vực Tây Nguyên Mã số TN18/C08 thuộc Chương trình Tây Nguyên giai đoạn 2016-2020
- Phòng chống tham nhũng trong các cơ quan thực hiện chức năng phòng chống tham nhũng
- Khai thác và phát triển nguồn gen gà Kiến và gà Lạc Thủy
- Tương quan điện tử và sự chuyển pha trong một số hệ phức hợp
- Nghiên cứu tổng hợp và hoạt tính sinh học của các hợp chất lai giữa tritecpenoit và chất có hoạt tính kháng HIV và ung thư



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐT.NCCB-ĐHƯD.2012-G/06
2018-48-067
Nghiên cứu chế tạo nanobiosensor xác định dư lượng chất tăng trọng clenbuterol trong vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi trên cơ sở hiệu ứng truyền năng lượng cộng hưởng huỳnh quang
Viện Hóa Học
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Quốc gia
Nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng
PGS.TS. Ngô Trịnh Tùng
TS. Hoàng Mai Hà, GS.TS. Nguyễn Đức Nghĩa, GS.TS. Nguyễn Quang Liêm, ThS. Lê Văn Thụ, CN. Nguyễn Đức Tuyển, KS. Lê Quang Tuấn, TS. Ứng Thị Diệu Thúy, TS. Ngô Cao Long, ThS. Dương Thị Thu Anh
Các quy trình nano (các ứng dụng ở cấp nano).
08/2013
02/2017
02/11/2017
2018-48-067
Nghiên cứu chế tạo nanosensor huỳnh quang xác định dư lượng chất tăng trọng clenbuterol bằng hiệu ứng FRET sử dụng các chấm lượng tử được tổng hợp và biến tính để có cường độ phát xạ huỳnh quang cực đại tại các bước sóng phù hợp CdTe, CdS. Đặc biệt, trong nghiên cứu này, chấm lượng tử graphen - một vật liệu đang nổi lên là vật liệu của thế kỷ 21 đã được ứng dụng trong lĩnh vực y sinh học cũng đã được chế tạo và ứng dụng thành công đế chế tạo nanosensor huỳnh quang xác định clenbuterol. Nanosensor huỳnh quang chế tạo được có khả năng xác định nồng độ clenbuterol đến 10-12 g/ml và có khả năng định lượng nồng độ clenbuterol chính xác hơn so với phương pháp xác định clenbuterol truyền thống ELISA. Đề tài cũng đã bước đầu thành công trong việc chế tạo sensor sinh học dạng tấm sử dụng cơ chế nhận biết theo phản ứng của kháng nguyên-kháng thể clenbuterol cho độ xác định tới hạn clenbuterol 0.1 ng/ml.
Qua việc thực hiện đề tài đã làm chủ được công nghệ chế tạo nanosensor huỳnh quang sử dụng hiệu ứng FRET xác định chất tăng trọng clenbuterol, cùng với nó là các công nghệ chế tạo và biến tính chấm lượng tử phù hợp. Đặc biệt, đã bước đầu làm chủ công nghệ chế tạo sensor sinh học với khả năng xác định clenbuterol nhanh chóng, có nhiều triển vọng ứng dụng trong thực tế, góp phần chủ động trong công tác phòng chống việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Clenbuterol;Sensor huỳnh quang;Chấm lượng tử;Chất tăng trọng;Chăn nuôi;Dư lượng
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 3
Không
01 Tiến sỹ, 02 Thạc sỹ