- Tạo lập quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Dốc Đen cho các sản phẩm chè xanh của xã Đông Lĩnh huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ
- Xây dựng công nghệ dây chuyền mạ đa lớp Cu-Ni-Cr lên các hợp kim màu: kẽm nhôm titan đồng
- Khai thác và phát triển nguồn gen vi sinh vật tạo hương để sản xuất một số loại nước mắm đặc sản
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường tăng cường hợp tác quảng bá xúc tiến du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành du lịch Hải Phòng đến năm 2030
- Thực trạng vấn đề di cư của thanh niên nông thôn và các giải pháp hỗ trợ của Đoàn trong điều kiện hiện nay
- Ứng dụng công nghệ biogas trong xử lý lục bình ở Tây Ninh
- Nghiên cứu tổng hợp nanocomposite bạc tên cơ sở graphene oxit ứng dụng làm vật liệu kháng khuẩn
- Phân lập, tuyển chọn một số chủng vi khuẩn Bacillus subtilis sinh tổng hợp nattokinase để sản xuất Natto
- Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất các tiêu chuẩn thiết kế lũ đê biển trong điều kiện biến đổi khí hậu nước biển dâng ở Việt Nam và giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại
- Phát triển hoạt động cho vay theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Việt Nam
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
104.03-2013.20
Nghiên cứu chế tạo pin nhiên liệu oxit rắn NiO+GDC/LDM/i-GDC/BSCF5582 và khảo sát khả năng hoạt động sử dụng khí CH4 làm nhiên liệu
Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh
Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Quốc gia
TS. Lê Minh Viễn
PGS.TS. Nguyễn Quang Long, PGS.TS. Huỳnh Kỳ Phương Hạ, TS. Nguyễn Tuấn Anh, ThS. Đỗ Thị Minh Hiếu, TS. Lý Cẩm Hùng
Kỹ thuật cơ khí và chế tạo thiết bị năng lượng
03/2014
03/2019
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp các dữ liệu nghiên cứu thực nghiệm, cung cấp công nghệ để chế tạo pin nhiên liệu oxit rắn có nhiệt độ trung bình. Công nghệ này được xem là công nghệ đơn giản, hiệu quả, chi phí thấp, không yêu cầu nghiêm ngặt về vật liệu chế tạo và vật liệu của phụ kiện (do hoạt động ở nhiệt độ trung bình). Ngoài ra, đề tài này góp phần đóng góp vào lĩnh vực khoa học-công nghệ thông qua các công bố khoa học, các báo cáo tại hội thảo, đề tài còn góp phần đào tạo trực tiếp đội ngũ khoa học công nghệ của nhóm nghiên cứu và học viên cao học. Đề tài có kết quả nghiên cứu được thử nghiệm ở quy mô phòng thí nghiệm.
Hiện nay, nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng rất nhanh, những nguồn năng lượng truyền thống như hóa thạch, thủy điện... .không đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Trong khi đó, pin nhiên liệu được coi là có nhiều tiềm năng ứng dụng và phát triển nhằm thay thế cho nguồn nhiên liệu truyên thông đang ngày càng cạn kiệt với những ưu điểm như: hiệu suất chuyển hóa cao, không gây tiếng ồn, không phát thải khí CO2, dễ dàng lắp đặt, thân thiện với môi trường... Chính những ưu điểm nổi bật trên, pin nhiên liệu là nguồn năng lượng tái tạo hứa hẹn, đã lôi cuốn sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Trong số các loại pin nhiên liệu thì pin nhiên liệu oxit rắn (SOFC) được quan tâm nhiều nhất do các ưu điểm là: hiệu suất của pin SOFC thuộc loại cao nhất trong tất cả các pin nhiên liệu hiện nay, đạt khoảng 60%. Đặc biệt, trong các loại pin SOFC, pin nhiên liệu oxyt rắn sử dụng hỗn hợp khí (đơn buồng phản ứng, SC-SOFC) có cấu trúc đơn giản, chế tạo dễ dàng, nhiệt độ hoạt động trung bình, giá thành thấp và phạm vi ứng dụng rộng hơn nhiều so pin SOFC truyền thống. Do đó, việc nghiên cứu và chế tạo tế bào pin SC-SOFC là một trong những hướng đi cấp thiết vừa giải quyết bài toán năng lượng vừa bảo vệ môi trường. Đồng thời, nó là một bước đánh dấu quan trọng trong việc nghiên cứu và ứng dụng pin nhiên liệu vào thực tiễn Việt Nam trong tương lai, hứa hẹn là nguồn năng lượng thay thế hiệu quả. Do đó đề tài này tiếp cận một cách có hệ thống và mang tính thực tiễn giảm chi phí vật liệu, có thể sử dụng khí biogas làm nguồn cung cấp nhiên liệu cho pin hoạt động, góp phần làm giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp, không những có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa về kinh tế so với các loại pin nhiên liệu khác, góp phần thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Pin nhiên liệu; Khí mê tan; Vật liệu cathode BSCF5582; Hệ số TEC; Công suất
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học tự nhiên,
Phát triển công nghệ mới,
Số lượng công bố trong nước: 3
Số lượng công bố quốc tế: 2
Không
02 Thạc sỹ