Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KHCN-TB/13-18

2019-52-0313/KQNC

Nghiên cứu chính sách giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc

Trường Đại học kinh tế Quốc dân

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quốc gia

GS. TS. Hoàng Văn Hoa

TS. Trần Hữu Sơn; PGS.TS. Trần Thị Vân Hoa; PGS. TS. Phạm Trương Hoàng; PGS. TS. Lại Phi Hùng; PGS. TS. Bùi Thị Thanh Thủy; PGS. TS. Dương Văn Sáu; PGS. TS. Lê Thị Lan Hương; TS. Trần Khánh Hưng; TS. Hồ Thị Hải Yến; ThS. Hoàng Vũ Hiệp; PGS. TS. Phạm Thị Bích Chi; TS. Đinh Thiện Đức; GS. TS. Ngô Thắng Lợi; TS. Phí Thị Hồng Lĩnh; ThS. Đỗ Quỳnh Anh; ThS. Lã Thị Bích Quang; ThS. Man Khánh Quỳnh; ThS. Nguyễn Thị Thu Hà; PGS. TS.Vũ Kim Dũng; TS. Hà Hữu Nga; TS. Đặng Thị Oanh; PGS. TS. Bùi Huy Nhượng; CN. Phạm Công Hoan; ThS. Bùi Việt Cường; ThS. Trần Văn Minh; ThS. Nguyễn Xuân Hải

Kinh doanh và quản lý

09/2016

04/2019

01/03/2019

2019-52-0313/KQNC

02/04/2019

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

Về lý luận, đề tài đã làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch. Kết quả nghiên cứu của đề tài tạo cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, hoạch định chính sách về liên kết vùng nói chung và liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở Tây Bắc nói riêng. Về thực tiễn, đề tài đã phân tích kinh nghiệm một số nước và một số vùng trong nước về liên kết vùng du lịch và rút ra bài học kinh nghiệm cho vùng Tây Bắc; phân tích, đánh giá thực trạng các chương trình liên kết vùng du lịch ở Tây Bắc trong những năm gần đây, chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của liên kết du lịch ở Tây Bắc. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất mô hình liên kết du lịch vùng Tây Bắc và mô hình liên kết du lịch tiểu vùng sông Hồng - sông Lô; đề tài cũng đã đề xuất 9 nhóm giải pháp và các kiến nghị cụ thể để thực hiện liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở Tây Bắc đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
15873
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp luận cứ khoa học, phục vụ cho việc hoạch định và thực thi chính sách liên kết vùng phát triển kinh tế - xã hội nói chung, liên kết du lịch nói riêng ở vùng Tây Bắc, góp phần thực hiện Nghị quyết số 37-NQ-TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị khóa IX về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu của đề tài, nếu được nghiên cứu, áp dụng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển bền vững du lịch vùng Tây Bắc và là đóng góp thiết thực cho phát triển KT-XH của vùng, đặc biệt là góp phần vào việc xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh, chính trị vùng miền núi phía Bắc nước ta trong những năm tới. Hệ thống các chính sách và giải pháp về liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch gắn với phát triển KT-XH vùng Tây Bắc do đề tài đề xuất là cơ sở khoa học cho Đảng, Nhà nước và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, xây dựng các chính sách phát triển du lịch vùng Tây Bắc nói riêng, các vùng miền núi ở nước ta nói chung.

Du lịch; Chính sách; Kinh tế; Xã hội; Liên kết vùng

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nhân văn,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

02 NCS, 03 Thạc sỹ