liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

2021-02-515KHCN

Nghiên cứu cơ sở khoa học định hướng sử dụng hợp lý đa dạng sinh học và nguồn lợi vùng biển Tây Nam Bộ

Viện nghiên cứu hải sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ

Nguyễn Khắc Bát

Hệ sinh thái và đánh giá nguồn lợi thuỷ sản

15/01/2021

2021-02-515KHCN

25/03/2021

Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những thông tin cập nhật về hiện trạng đa dạng sinh học, thành phần loài, phân bố, trữ lượng và khả năng khai thác các loài sinh vật, đặc biệt là nguồn lợi hải sản, làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu khoa học khác như bảo tồn, tái tạo nguồn lợi, khai thác thủy hải sản, quy hoạch thủy sản. Kết quả nghiên cứu cũng cung cấp danh mục các loài thủy sinh vật quý hiếm, có giá trị kinh tế, có giá trị khoa học, các loài đặc hữu ở vùng biển Tây Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu phân vùng sinh thái tại vùng biển Tây Nam Bộ đã chia vùng biển này thành 2 phân vùng sinh thái khác nhau, từ đó sẽ có cách tiếp cận quản lý nghề cá theo hướng tiếp cận hệ sinh thái. Đây đang là hướng quản lý nghề cá được các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng vì có nhiều ưu điểm và thân thiện với môi trường sinh thái. Đề tài đã đưa ra được các giải pháp về bảo tồn và sử dụng hợp lý đa dạng sinh học phù hợp với đặc điểm và nh cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương Tây Nam Bộ. Mô hình quản lý nghề khai thác cá cơm dựa vào cộng đồng đã được đề tài xây dựng và hoàn thiện hồ sơ để áp dụng cho cộng đồng ngư dân khai thác cá cơm ở khu vực Dương Đông – Phú Quốc – Kiên Giang.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những thông tin khoa học quan trọng cho công tác quản lý nghề cá và định hướng sản xuất, đảm bảo sinh kế lâu dài và bền vững cho cộng động dân cư ven biển. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cung cấp thông tin khoa học cho công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường trong khu vực vì sự phát triển bền vững. Hiện nay, xuất khẩu thủy sản vào các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản phải tuân thủ những quy định rất nghiêm ngặt, đặc biệt là vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ đạo ở vùng Tây Nam Bộ như: cá cơm, ghẹ xanh, mực, bạch tuộc sang các thị trường nói trên đang vướng phải một loạt các rào cản thương mại, trong đó vấn đề khai thác bền vững, truy xuất nguồn gốc là một trong những rào cản lớn nhất. Rào cản thương mại này sẽ được xóa bỏ nếu chứng minh được rằng các sản phẩm đó được khai thác bền vững và nghề cá được quản lý, khai thác hiệu quả. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài khi áp dụng vào thực tiễn quản lý nghề cá biển Việt Nam sẽ mở ra tiếp cận mới trong quản lý nghề cá theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường từ đó duy trì sự cân bằng sinh thái đồng thời bảo vệ nguồn lợi, đa dạng sinh học.

đa dạng sinh học; nguồn lợi

Ứng dụng

Dự án KH&CN