
- Nghiên cứu phát triển nguồn thức ăn xanh và công thức phối hợp khẩu phần thức ăn phục vụ phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Nghiên cứu chế tạo vắc-xin tái tổ hợp phòng hai bệnh phù đầu và phó thương hàn lợn
- Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học để phân hủy nhựa cây trong dăm mảnh gỗ keo bạch đàn làm nguyên liệu sản xuất bột giấy thân thiện môi trường tại Việt Nam
- Nghiên cứu ứng dụng một số chế phẩm chứa nano bạc trong phòng trừ bệnh hại và làm tăng năng suất trên một số loại rau tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Áp dụng tích hợp hệ thống quản lý công cụ cải tiến năng suất chất lượng phù hợp với các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực miền Trung
- Phát triển cổng thông tin điện tử NeuroDrug Design ứng dụng trong thiết kế và tổng hợp các phối tử dùng trong chẩn đoán hình ảnh não bộ và dẫn truyền thuốc cho các bệnh thoái hoá thần kinh
- Tổng hợp nanocomposit SiO2-Polypyrol mang ức chế ăn mòn và nghiên cứu cơ chế hoạt động trong lớp phủ bảo vệ hữu cơ (Thuốc hướng: Hóa học)
- Nghiên cứu phát triển Robot tự hành điều hướng thông minh sử dụng công nghệ LIDAR
- Nghiên cứu và ứng dụng khả năng phân hủy thuốc trừ cỏ Glyphosate bởi một số loài nấm mùn trắng
- Nghiên cứu đánh giá quá trình trưởng thành và đóng góp của đoàn viên thành niên Học viện vào công tác nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTĐX – 2019.01
2021-58-1939/KQNC
Nghiên cứu cơ sở khoa học thực tiễn và đề xuất chủ trương phương án đàm phán của Việt Nam trong xây dựng các văn kiện pháp lý quốc tế trong khuôn khổ Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại các vùng biển nằm ngoài phạm vi tài phán quốc gia
Trường Đại học Luật Hà Nội
Bộ Tư pháp
Quốc gia
PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao
TS. Hoàng Ly Anh, TS. Chu Mạnh Hùng, ThS. Vũ Thị Mai Liên, TS. Lê Thị Anh Đào, ThS. Đỗ Thanh Dương, TS. Trần Đình Lân, TS. Nguyễn Lê Tuấn, TS. Dư Văn Toán, TS. Hoàng Thị Thanh Nhàn, ThS. Trần Thị Ngọc Sương, ThS. Phạm Thị Mai Trang, TS. Nguyễn Thị Kim Ngân, ThS. Phạm Thị Bắc Hà, TS. Phạm Hồng Hạnh, TS. Nguyễn Toàn Thắng, TS. Nguyễn Thị Hồng Yến, Cử nhân. Phạm Thị Ngọc Diễm
Các vấn để pháp luật khác
01/08/2019
01/02/2021
13/09/2021
2021-58-1939/KQNC
30/12/2021
Cục Thông tin Khoa học & Công nghệ Quốc gia
Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn và đề xuất chủ trương, phương án đàm phán của Việt Nam trong xây dựng các văn kiện pháp lý quốc tế trong khuôn khổ Công ước của Liên họp quốc về Luật biển về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại các vùng biển nằm ngoài phạm vi tài phán quốc gia” góp phần làm sáng tỏ thêm pháp luật về đa dạng sinh học biên nói chung và đa dạng sinh học biển tại các vùng nằm ngoài quyền tài phán quốc gia nói riêng, qua đó, đóng góp thiết thực vào một lĩnh vực đang bắt đầu phát triên của luật pháp quốc tế trong bối cảnh các cuộc thảo luận quốc tế tại Liên hợp quốc đang diễn ra nhằm xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh để điều chỉnh một lĩnh vực đang còn bị bỏ ngỏ của luật biển quốc tế và luật môi trường quốc tế. Kết quả nghiên cứu của Đe tài góp phần cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn và trực tiếp phục vụ đàm phán của Việt Nam về BBNJ, đóng góp trực tiếp vào các phiên đàm phán thông qua chuẩn bị các báo cáo đàm phán cho từng phiên, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong BBNJ, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tể, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong họp tác về BBNJ. Cụ thể: - 01 báo cáo là sản phẩm tài liệu để phục vụ tốt cho đoàn đàm phán Chính phủ bao gồm một số nội dung chính: Tóm tắt các nghiên cứu và khuyến nghị của ủy ban Trù bị làm nền tảng cho các cuộc đàm phán đa phương; Danh sách các vấn đề được đề xuất thảo luận tại Phiên họp thứ nhất và phiên họp thứ Hai; Tổng kết các loại quan điểm và đề xuất cụ thể của các nước đã tham gia thảo luận về từng vấn đề cụ thể; Tống kết quan điếm mà đoàn Việt Nam đã chuẩn bị để tham gia đàm phán hoặc đã phát biểu trong các cuộc đàm phán tại hai phiên họp trên; Trên cơ sở đó, đánh giá kết quả tham gia đàm phán của đoàn Việt Nam; Dự kiến phương hướng tham gia của đoàn Việt Nam trong hai phiên họp thứ Ba và thứ Tư; Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình đàm phán trong các phiên họp sắp tới đe có phương án xử lý thích họp. - 01 Báo cáo phục vụ phiên đàm phán lần thứ Ba của Hội nghị liên Chính phủ về văn kiện pháp lý BBNJ trong đó có đề xuất chủ trương và phương án đàm phán của Việt Nam. - 01 Báo cáo phục vụ phiên đàm phán lần thứ Tư của Hội nghị liên Chính phủ về văn kiện pháp lý BBNJ trong đó có đề xuất khuyến nghị chủ trương và phương án đàm phán của Việt Nam. - Báo cáo tổng họp kết quả thực hiện đề tài là công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về BBNJ đã được chuyến giao cho Vụ Khoa học Xã hội, nhân văn và Tự nhiên (Bộ Khoa học và Công nghệ), Vụ Pháp luật quốc tế (Bộ Tư pháp), Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội) để phục vụ cho hoạt động của các cơ quan này.
Đề tài có cơ hội đóng góp thiết thực vào một lĩnh vực đang bắt đầu phát triển của luật pháp quốc tế trong bối cảnh các cuộc thảo luận quốc tế tại Liên hợp quốc đang diễn ra nhằm xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh để điều chỉnh một lĩnh vực đang còn bị bỏ ngỏ của luật biển quốc tế và luật môi trường quốc tế. Các luận điểm được xây dụng dựa trên sự kết hợp giữa các cơ sở lý luận, với những điều chỉnh và vận dụng trong trường hợp của Việt Nam sẽ góp phần vào sự phát triển một chế định hoàn toàn mới - chế định về bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học biển ngoài vùng tài phán của Việt Nam. Đe tài góp phần nâng cao nhận thức, định hướng và khả năng quản lý tài nguyên đa dạng sinh học biển, không chỉ tại các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam mà còn tại các vùng biến nằm bên ngoài quyền tài phán quốc gia và có sự chuẩn bị chủ động và đầy đủ đế tham gia khi Văn kiện về BBNJ được ký kết
Nghiên cứu; Cơ sở khoa học; Thực tiễn; Đề xuất chủ trương; Phương án đàm phán; Xây dựng; Văn kiện pháp lý; Quốc tế; Công ướ; Liên hợp quốc; Luật biển; Bảo tồn; Sử dụng bền vững; Đa dạng sinh học; Vùng biển
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 4
Số lượng công bố quốc tế: 1
Không
01 Tiến sĩ