- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana) trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái
- Nghiên cứu đề xuất các mô hình giải pháp công nghệ khai thác và bảo vệ phát triển bền vững nguồn nước karst phục vụ cấp nước sinh hoạt tại các vùng núi cao khan hiếm nước khu vực Bắc Bộ
- Tổng hợp nghiên cứu cấu tạo và hoạt tính sinh học một số dẫn xuất dị vòng của 13-tropolon
- Tạo lập, quản lý và phát triển Nhãn hiệu chứng nhận “Hồ tiêu Sơn Thành” dùng cho sản phẩm hồ tiêu của huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên
- 20 năm đô thị hóa Nam Bộ - Lý luận và thực tiễn
- Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu mô học một số động mạch có thể ứng dụng bắc cầu trong điều trị bệnh lý động mạch vành
- Nghiên cứu tổng hợp và thăm dò hoạt tính sinh học của các hợp chất hai thành phần chứa nucleozit và tritecpenoit
- Thiết kế tổng hợp thử tác dụng ức chế histone deacetylase và tác dụng kháng ung thư của các dẫn chất kiểu lai hóa quinazolin-acid hydroxamic
- Nghiên cứu biến động nguồn nước thượng lưu điều kiện khí hậu cực đoan ở đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất các giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất
- Tạo lập quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Bản Nguyên cho sản phẩm chuối tiêu Bản Nguyên huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐT.06.14.ĐMCNKK
2017-24-1105
Nghiên cứu công nghệ chế biến quặng đa kim Antimon - Vàng vùng Hà Giang - Tuyên Quang
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Bộ Công Thương
Quốc gia
Đề án đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025
TS. Trần Đức Quý
TS. Phạm Đức Cường, ThS. Đỗ Ngọc Tú, ThS. Nguyễn Chí Tâm, TS. Phạm Đức Thắng, ThS. Tạ Quốc Hùng, KS. Đào Văn Sơn, TS. Đào Duy Anh, ThS. Trần Thị Hiến, ThS. Đỗ Hồng Nga
Khai thác mỏ và xử lý khoáng chất
01/2014
06/2016
22/12/2016
2017-24-1105
Cục Thông tin KH và CN Quốc gia
Nghiên cứu đặc điểm khoáng vật của mẫu quặng antimon thông qua các phân tích khoáng tướng và thạch học cho thấy: Khoáng vật quặng chứa antimon của mỏ Cốc Táy, Chiêm Hóa, Tuyên Quang là khoáng sulfua antimonit (Sb2S3). Tập hợp hoáng vật quặng trong các mẫu nghiên cứu bao gồm: Antimonit, Arsenopyrit, Pyrit, Sphalerit và các phi quặng như: Thạch anh, cacbonat (canxit), sericit. Hàm lượng Sb trung bình trong quặng antimon vàngvùng Hà Giang, Tuyên Quang khoảng 5,28 - 5,35%. Nghiên cứu đã xác lập và đề xuất sơ đồ công nghệ tuyển hợp lý cho mẫu quặng antimon vàng vùng Hà Giang, Tuyên Quang bao gồm các khâu: 1 khâu tuyển chính, 1 khâu tuyển tinh, 5 khâu tuyển tách asen và 2 khâu tuyển vét các điều kiện và chế độ tuyển tối ưu cho khâu tuyển chính là: - Độ mịn nghiền: 87% cấp -0,074 mm; - Độ pH môi trường bùn quặng = 8, điều chỉnh bằng vôi; - Mức chi phí thuốc tuyển gồm: Pb(NO3)2800g/t để kích động khoáng antimon, thuốc tập hợp butylxantat: 250 g/t; thuốc tạo bọt 90 g/t - Trong các khâu tuyển tách asen cần bổ sung thêm CaO để đảm bảo pH, giúp quặng tinh có được chất lượng tốt hơn. Bằng sơ đồ công nghệ tuyển và các điều kiện, chế độ thuốc tuyển tối ưu nói trên có thể thu được 2 sản phẩm: + Sản phẩm giàu asen có hàm lượng Sb 17,03%; As 12,64%; Au 8,1 g/t tương ứng với thực thu Sb 28,58%; Au 62,61%. + Sản phẩm quặng tinh antimon có hàm lượng Sb 40,68%; As 0,75%; Au 1,75 g/t ứng với thực thu Sb 63,26%; Au 12,54%. Với sơ đồ thí nghiệm Hình 6.1 đã nhận được quặng tinh vàng có hàm lượng 1,75g/t thực thu toàn bộ vàng 14,67% góp phần tận thu tài nguyên vàng. Nghiên cứu công nghệ chế biến sâu đã xác lập và đề xuất sơ đồ công nghệ luyện hợp lý cho mẫu quặng tinh antimon vàng vùng Hà Giang, Tuyên Quang bao gồm các khâu: vê viên quặng tinh antimon, thiêu bay hơi, hoàn nguyên, hỏa tinh luyện và điện phân tinh luyện. Nghiên cứu định hướng khả năng thu hồi vàng trong quặng tinh asen chứa vàng và bùn dương cực của quá trình điện phân tinh luyện. Tiến hành nấu luyện mẻ lớn 410 kg hỗn hợp bùn dương cực (số lượng ít, khoảng 36 kg) và khoáng vật sau tuyển thiêu với hàm lượng vàng trung bình là 21 g/t theo sơ đồ định hướng xử lý bùn dương cực đã đề xuất thu được hỗn hợp chì (khoảng 39 kg). Hòa tách lượng chì này trong axit nitric và nấu luyện cặn hòa tách thành vàng có khối lượng khoảng 7,5 g; hàm lượng đạt 99,9% Au.
Công nghệ chế biến sâu đã xác lập và đề xuất sơ đồ công nghệ luyện hợp lý cho mẫu quặng tinh antimon vàng vùng Hà Giang, Tuyên Quang
Quặng Antimon; Tuyển quặng
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Phát triển công nghệ mới,
Số lượng công bố trong nước: 4
Số lượng công bố quốc tế: 0
Bằng độc quyền sáng chế số 20393
02 ThS.