liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KC.09.19/11-15

2016-04-722

Nghiên cứu đánh giá các mặt chuẩn mực nước biển (mặt 0 độ sâu trung bình và cao nhất) theo các phương pháp trắc địa hải văn và kiến tạo hiện đại phục vụ xây dựng các công trình và quy hoạch đới bờ Việt Nam trong xu thế biến đổi khí hậu

Viện khoa học Đo đạc và bản đồ

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Quốc gia

Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển

PGS.TSKH. Hà Minh Hòa

TS. Nguyễn Phi Sơn, KS. Nguyễn Nguyên Cương, GS.TS. Phan Trọng Trịnh, TS. Nguyễn Kiên Dũng, TS. Nguyễn Bá Thủy, ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương, ThS. Lưu Hải Âu, ThS. Nguyễn Tuấn Anh, CN. Nhữ Văn Kiên, KS. Đặng Xuân Thủy

Hải dương học

04/2013

12/2015

21/03/2016

2016-04-722

23/06/2016

378

Toàn bộ các kết quả chính của đề tài đã được trình bày trong báo cáo tổng hợp, các báo cáo chuyên đề và các báo cáo thực hiện các nhiệm vụ khoa học - công nghệ theo các hợp đồng (đo mực nước biển trên 22 trạm nghiệm triều tạm thời; Đo đạc và xử lý các dữ liệu GPS trên 30 điểm thủy chuẩn hạng I, 02 điểm trọng lực hạng I trên hai đảo Phú Quốc,
Côn Đảo và trên 03 điểm trọng lực tuyệt đối trên 03 đảo Hòn Dấu, Vũng Chùa, Đảo Khơi; Đo đạc và xử lý các dữ liệu GPS và thủy chuẩn trên 09 trạm nghiên triều trên 09 đảo; Đo đạc và xử lý các kết quả đo dẫn thủy chuẩn hạng I, II quốc gia vào 22 điểm đo nối trên 22 trạm nghiệm triều tạm thời). Báo cáo tổng hợp của đề tài, ngoài phần Mở đầu, bao gồm 07 chương (kể cả phần Kết luận và Kiến nghị).

         Ngoài ra, các nội dung nghiên cứu của đề tài đã được công bố trong 09 báo cáo khoa học, bài báo khoa học đăng quốc tế, trong nước và xuất bản 01 quyển sách khoa học - kỹ thuật “Lý thuyết và thực tiễn của trọng lực trắc địa”. Các kết quả nghiên cứu đã được sử dụng để đào tạo 02 nghiên cứu sinh và 02 sản phẩm bao gồm Bộ các hằng số thủy triều trên 40 trạm nghiệm triều ở Việt Nam và Cơ sở dữ liệu của mô hình quasigeoid quốc gia khởi đầu VIGAC2014 trên biển Đông đã được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả. Mô hình quasigeoid quốc gia khởi đầu VIGAC2014 đã trên biển Đông đã được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả. Mô hình quasigeoid quốc gia khởi đầu VIGAC2014 đã được chuyển giao cho Cục Bản đồ Bộ Tổng tham mưu để nghiên cứu sử dụng.

12564

Các kết quả nghiên cứu của đề tài khẳng định độ tin cậy và tính khoa học, hiệu quả của một số phương pháp mới được đề xuất như phương pháp xây dựng mô hình quasigeoid quốc gia khởi đầu VIGAC2014 dựa trên mô hình trọng trường Trái đất EGM2008, phương pháp xây dựng mô hình mặt biển trung bình MDTVN2015 dựa trên mô hình địa hình động lực trung bình DTU10 MDT quốc tế và phương pháp xác định độ cao quốc gia của mặt biển trung bình tại trạm nghiệm triều được bố trí trên đảo xa dựa trên mô hình quasigeoid quốc gia khởi đầu và công nghệ GNSS. Không những thế, việc đánh giá kiểm tra và khẳng định cả bằng lý thuyết lẫn thực tế rằng giá trị thế trọng trường của măt ̣ geoid cuc ̣ bô ̣ Hòn Dấu và độ cao của mặt quasigeoid cục bộ Hòn Dấu so với mặt quasigeoid toàn cầu bằng 0.890 m, thêm vào đó độ cao này 

không đổi trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia, không chỉ xác lập cơ sở khoa học của việc xây dựng mô hình quasigeoid quốc gia khởi đầu VIGAC2014, mô hình mặt biển trung bình MDTVN2015, mà còn xác lập cơ sở khoa học để hoàn thiện hệ độ cao quốc gia dựa trên mặt geoid cục bộ Hòn Dấu trong tương lai. Phương pháp xác định độ cao quốc gia của mặt biển trung bình tại trạm nghiệm triều được bố trí trên đảo xa dựa trên mô hình quasigeoid quốc gia khởi đầu và công nghệ GNSS là phương pháp mới giải quyết trọn vẹn vấn đề chuyển các mặt biển trung bình tại các trạm nghiệm triều được bố trí trên các đảo xa bờ về hệ độ cao quốc gia. Đặc biệt, việc nghiên cứu các hệ triều và xây dựng các công thức chuyển các đại lượng trắc địa từ các hệ triều khác nhau về hệ triều 0 đã đảm bảo sự thống nhất và chặt chẽ về mặt khoa học trong việc xử lý các dữ liệu trắc địa phục vụ việc xây dựng mô hình quasigeoid quốc gia khởi đầu VIGAC2014, mô hình mặt biển trung bình MDTVN2015, mô hình mặt biển thấp nhất LSS2015 và mô hình mặt biển cao nhất HSS2015 trên vùng biển Việt Nam.

         Bộ hằng số điều hòa thủy triều được xác định dựa trên các số liệu đo mực nước biển trên các trạm nghiệm triều là các dữ liệu khoa học - kỹ thuật rất quý giá phục vụ nghiên cứu sự biến động của các mực nước biển trung bình, thấp nhất và cao nhất trên vùng biển Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo.

Sự tương đồng của các kết quả đánh giá các mực nước triều thiên văn thấp nhất và cao nhất tại các trạm nghiệm triều theo phương pháp Dự tính theo chu kỳ 19 năm, phương
pháp Vladimirsky và phương pháp Peresipkin sẽ đặt ra cho các chuyên gia hải văn bài
toán hoàn thiện cơ sở lý thuyết của các phương pháp đánh giá các mực nước triều thiên
văn thấp nhất và cao nhất theo các số liệu đo mực nước biển tại các trạm nghiệm triều.
Đề tài đã cung cấp bức tranh về cấu trúc địa chất kiến tạo của thềm lục địa trên vùng
biển Việt Nam và thúc đẩy các nghiên cứu tiếp theo để đánh giá hoạt động kiến tạo của
thềm lực địa trong giai đoạn tiếp theo.

Các kết quả nghiên cứu của đề tài đã được công bố trong nước và quốc tế. Đề tài đã góp phần đào tạo 02 nghiên cứu sinh cho Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ theo chỉ tiêu đào tạo được điều chỉnh (so với Thuyết minh của đề tài) theo Công văn số 110/VPCTTĐ-
THKH ngày 18/03/2015 của Văn phòng Các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước...

Ý nghĩa thực tiễn:

Mô hình quasigeoid quốc gia khởi đầu VIGAC2014, các mô hình mặt biển trung bình MDTVN2015, thấp nhất LSS2015 và cao nhất HSS2015 trên vùng biển Việt Nam là cácsản phẩm mới của đề tài. Chúng có thể được sử dụng để giải quyết hàng loạt các bài toán khoa học - kỹ thuật như truyền độ cao quốc gia ra các đảo xa bờ, xây dựng nền thông tin địa lý quốc gia trên biển phục vụ việc thành lập các thể loại bản đồ chuyên đề về biển,
công tác đo sâu thành lập bản đồ địa hình đáy biển, công tác phân định lãnh hải, xây dựng hệ quy chiếu hải đồ quốc gia, thành lập hải đồ quốc gia, quy hoạch thiết kế các công trình ven biển và trên các hải đảo trong xu thế biến đổi khí hậu toàn cầu.

Việc xây dựng được tiêu chí và lựa chọn được 09 điểm độ cao hạng I ổn định nhất bao gồm I(HN-VL)6-1, I(HN-VL)28-1, I(HN-VL)64, I(HN-VL)72, I(VL-HT)98, I(VLHT)158, I(BH-HN)33, I(BH-TH)65, I(BH-TH)122A làm cơ sở để sử dụng phương pháp đo cao GNSS với mục đích kiểm tra các giá trị độ cao chuẩn nhà nước của các mặt biển trung bình tại các trạm nghiệm triều được bố trí trên các đảo xa, thêm vào đó các giá trị độ cao chuẩn nhà nước nêu trên được xác định theo phương pháp GNSS/VIGAC2014.
Các kết quả kiểm tra cho thấy các giá trị độ cao chuẩn nhà nước của các mặt biển trung
bình tại các trạm nghiệm triều được xác định theo hai phương pháp nêu trên chênh nhau
không quá 2 mm. Điều này xác nhận độ tin cậy và độ chính xác của mô hình quasigeoid
quốc gia khởi đầu VIGAC2014 và các phương pháp được đề xuất trong đề tài này. Việc
đánh giá xác định được rằng việc sử dụng công nghệ GNSS và mô hình quasigeoid quốc
gia khởi đầu VIGAC2014 đảm bảo việc nhận được độ cao chuẩn ở hạng II quốc gia là
định hướng quan trọng cho việc sử dụng công nghệ nêu trên trong thực tế triển khai công
tác đo đạc độ chính xác cao- thành lập bản đồ ở nước ta. Các kết quả tính toán dự báo các mực nước cực trị với các chu kỳ lặp 5 năm, 10 năm, 20 năm, 50 năm, 75 năm và 100 năm bằng phương pháp Gumbel trên vùng biển Việt Nam và việc xây dựng các cơ sở dữ liệu của các mô hình mặt biển thấp nhất LSS2015 và cao nhất HSS2015 là các đóng góp thiết thực phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hâu toàn cầu.

Đề xuất hoàn thiện quy hoạch hệ thống các trạm nghiệm triều trên vùng biển Việt Nam cung cấp cơ sở thực tiễn giúp Tổng cục Khí tượng và Thủy văn quốc gia xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống các trạm nghiệm triều trên vùng biển Việt Nam trong tương lai.

Các kết quả ban đầu về tốc độ và phương hướng dịch chuyển của các điểm thuộc mạng lưới GPS Ninh Thuận định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo về chuyển dịch hiện đại của vỏ Trái đất trên lãnh thổ Việt Nam trong bức tranh chuyển dịch hiện đại của các mảng kiến tạo trong khu vực và trên thế giới.

Nước biển; Trắc địa; Hải văn; Kiến tạo hiện đại; Công trình; Quy hoạch; Đới bờ; Biến đổi khí hậu; Việt Nam

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học tự nhiên,

Số lượng công bố trong nước: 9

Số lượng công bố quốc tế: 1

02 giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho chủ sở hữu đối với bộ hằng số điều hòa thủy triều cho 22 trạm nghiệm triều dọc ven biển và trên 22 đảo và mô hình quasigeoid quốc gia trên biển Đông.

Giấy chứng nhận chuyển giao mô hình quasigeoid quốc gia VIGAC2014 cho Cục Bản đồ Bộ Tổng tham mưu sử dụng.

Hỗ trợ đào tạo 02 TS