
- Kinh tế vỉa hè quận Hải Châu - Thực trạng và giải pháp
- Nghiên cứu qui trình công nghệ tổng hợp flutamid và bicalutamid làm nguyên liệu sản xuất thuốc chống ung thư tuyến tiền liệt
- Một số vấn đề cơ bản trong phát triển bền vững dân tộc Mông ở Việt Nam
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị bảo vệ dòng điện rò trong các mạng điện mỏ hầm lò có cấp điện áp 660/1140V
- Phân lập và tạo sản phẩm sinh học nấm rễ (Arbuscular mycorrhiza) giúp cây trồng đối kháng với nấm bệnh và đáp ứng được điều kiện bất lợi của môi trường canh tác
- Xây dựng bộ chỉ số đánh giá năng lực tự chủ và trách nhiệm giải trình xã hội của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam
- Lợi ích nhóm và nhóm lợi ích trong quá trình phát triển ở nước ta
- Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn loài quý hiếm Gà lôi hông tía (Lophura diardi) ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát tỉnh Tây Ninh
- Nghiên cứu các đặc tính của khoáng vật haloysit nano dạng ống trong các thể pegmatit bị phong hóa thuộc Phức hệ Tân Phương vùng Thạch Khoán Phú Thọ và ứng dụng chúng trong xử lý môi trường ô nhiễm
- Hoàn thiện các giải pháp công nghệ để nâng cao sản lượng và đa dạng hóa sản phẩm của quá trình chế biến apatit sử dụng trong ngành chăn nuôi



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐT.06.14.ĐMCNKK
2017-24-1105
Nghiên cứu công nghệ chế biến quặng đa kim Antimon - Vàng vùng Hà Giang - Tuyên Quang
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Bộ Công Thương
Quốc gia
Đề án đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025
TS. Trần Đức Quý
TS. Phạm Đức Cường, ThS. Đỗ Ngọc Tú, ThS. Nguyễn Chí Tâm, TS. Phạm Đức Thắng, ThS. Tạ Quốc Hùng, KS. Đào Văn Sơn, TS. Đào Duy Anh, ThS. Trần Thị Hiến, ThS. Đỗ Hồng Nga
Khai thác mỏ và xử lý khoáng chất
01/2014
06/2016
22/12/2016
2017-24-1105
Cục Thông tin KH và CN Quốc gia
Nghiên cứu đặc điểm khoáng vật của mẫu quặng antimon thông qua các phân tích khoáng tướng và thạch học cho thấy: Khoáng vật quặng chứa antimon của mỏ Cốc Táy, Chiêm Hóa, Tuyên Quang là khoáng sulfua antimonit (Sb2S3). Tập hợp hoáng vật quặng trong các mẫu nghiên cứu bao gồm: Antimonit, Arsenopyrit, Pyrit, Sphalerit và các phi quặng như: Thạch anh, cacbonat (canxit), sericit. Hàm lượng Sb trung bình trong quặng antimon vàngvùng Hà Giang, Tuyên Quang khoảng 5,28 - 5,35%. Nghiên cứu đã xác lập và đề xuất sơ đồ công nghệ tuyển hợp lý cho mẫu quặng antimon vàng vùng Hà Giang, Tuyên Quang bao gồm các khâu: 1 khâu tuyển chính, 1 khâu tuyển tinh, 5 khâu tuyển tách asen và 2 khâu tuyển vét các điều kiện và chế độ tuyển tối ưu cho khâu tuyển chính là: - Độ mịn nghiền: 87% cấp -0,074 mm; - Độ pH môi trường bùn quặng = 8, điều chỉnh bằng vôi; - Mức chi phí thuốc tuyển gồm: Pb(NO3)2800g/t để kích động khoáng antimon, thuốc tập hợp butylxantat: 250 g/t; thuốc tạo bọt 90 g/t - Trong các khâu tuyển tách asen cần bổ sung thêm CaO để đảm bảo pH, giúp quặng tinh có được chất lượng tốt hơn. Bằng sơ đồ công nghệ tuyển và các điều kiện, chế độ thuốc tuyển tối ưu nói trên có thể thu được 2 sản phẩm: + Sản phẩm giàu asen có hàm lượng Sb 17,03%; As 12,64%; Au 8,1 g/t tương ứng với thực thu Sb 28,58%; Au 62,61%. + Sản phẩm quặng tinh antimon có hàm lượng Sb 40,68%; As 0,75%; Au 1,75 g/t ứng với thực thu Sb 63,26%; Au 12,54%. Với sơ đồ thí nghiệm Hình 6.1 đã nhận được quặng tinh vàng có hàm lượng 1,75g/t thực thu toàn bộ vàng 14,67% góp phần tận thu tài nguyên vàng. Nghiên cứu công nghệ chế biến sâu đã xác lập và đề xuất sơ đồ công nghệ luyện hợp lý cho mẫu quặng tinh antimon vàng vùng Hà Giang, Tuyên Quang bao gồm các khâu: vê viên quặng tinh antimon, thiêu bay hơi, hoàn nguyên, hỏa tinh luyện và điện phân tinh luyện. Nghiên cứu định hướng khả năng thu hồi vàng trong quặng tinh asen chứa vàng và bùn dương cực của quá trình điện phân tinh luyện. Tiến hành nấu luyện mẻ lớn 410 kg hỗn hợp bùn dương cực (số lượng ít, khoảng 36 kg) và khoáng vật sau tuyển thiêu với hàm lượng vàng trung bình là 21 g/t theo sơ đồ định hướng xử lý bùn dương cực đã đề xuất thu được hỗn hợp chì (khoảng 39 kg). Hòa tách lượng chì này trong axit nitric và nấu luyện cặn hòa tách thành vàng có khối lượng khoảng 7,5 g; hàm lượng đạt 99,9% Au.
Công nghệ chế biến sâu đã xác lập và đề xuất sơ đồ công nghệ luyện hợp lý cho mẫu quặng tinh antimon vàng vùng Hà Giang, Tuyên Quang
Quặng Antimon; Tuyển quặng
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Phát triển công nghệ mới,
Số lượng công bố trong nước: 4
Số lượng công bố quốc tế: 0
Bằng độc quyền sáng chế số 20393
02 ThS.