- Hoàn thiện công nghệ và hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi sau xử lý biogas quy mô trang trại đáp ứng quy định xả thải
- Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học phòng chống bọ xít hại nhãn chín muộn tại Hà Nội
- Nghiên cứu xây dựng mô hình điển hình xử lý và tái sử dụng nước thải nuôi tôm sú ở đồng bằng sông Cửu Long
- Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt một cách có hiệu quả trên địa bàn Thị Trấn Gôi - huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định
- Nghiên cứu lâm sàng bệnh tích và dịch tễ mô tả bệnh dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam
- Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng lên cơ quan tim mạch của tiền tăng huyết áp ở người trưởng thành tỉnh Quảng Nam
- Nghiên cứu ứng dụng ảnh viễn thám trong quản lý giám sát quy hoạch sử dụng đất
- Ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và giảng dậy tại trường THPT Ngô Quyền
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả tuân thủ pháp luật của người dân vùng Tây Nam Bộ hiện nay
- Dự án sản xuất thử nghiệm Viên hoàn nhỏ giọt từ chiết xuất Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata) và andrographolid
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
SXTN.01.14/ĐMCNKK
2016-24-1343
Hoàn thiện các giải pháp công nghệ để nâng cao sản lượng và đa dạng hóa sản phẩm của quá trình chế biến apatit sử dụng trong ngành chăn nuôi
Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc, hóa dầu
Bộ Công Thương
Quốc gia
Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025
ThS. Phạm Minh Tứ
PGS.TS. Vũ Thị Thu Hà, TS. Đỗ Thanh Hải, KS. Nguyễn Hữu Đức, KS. Nguyễn Ngọc Thụy, CN. Cao Thị Thúy, ThS. Nguyễn Thị Phương Hòa, CN. Lương Nam Hữu, KS. Đào Minh Cường, CN. Phạm Văn Danh
Thức ăn và dinh dưỡng cho động vật nuôi
07/2014
12/2015
07/10/2016
2016-24-1343
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
Công ty Cổ phần Hóa chất Phúc Lâm xây dựng và vận hành nhà máy sản xuất DCP từ quặng apatit làm phụ gia cho thức ăn gia súc từ năm 2011 dựa trên công nghệ của Trung Quốc, Tuy nhiên, quá trình sản xuất gặp nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật - công nghệ do vấn đề chuyển giao công nghệ chưa hoàn chỉnh và thiết kế thiết bị còn nhiều hạn chế (không đạt sản lượng, chất lượng chưa đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, tiêu hao nguyên vật liệu lớn hơn thiết kế dẫn đến giá thành sản xuất cao).
Từ cuối năm 2012, PTNTĐ công nghệ lọc, hóa dầu đã bắt đầu hỗ trợ CTCP Hóa chất Phúc Lâm trong việc tư vấn nghiên cứu công nghệ nhằm từng bước cải thiện các khâu trong quá trình sản xuất.
Từ khi áp dụng các giải pháp KHCN do Phòng TNTĐ đề xuất, sản lượng, chất lượng của từng công đoạn nói riêng và cả dây chuyền sản xuất nói chung đã từng bước tăng lên. Đặc biệt, từ tháng 7/2014, được sự hỗ trợ của Đề án: “Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” thông qua Dự án: “Hoàn thiện các giải pháp công nghệ để nâng cao sản lượng và đa dạng hóa sản phẩm của quá trình chế biến apatit sử dụng trong ngành chăn nuôi”, vấn đề nghiên cứu hoàn thiện công nghệ để nâng cao sản lượng và đa dạng hóa sản phẩm tại CTCP Hóa chất Phúc Lâm được tiến hành một cách bài bản, tổng thể trên toàn nhà máy và ở qui mô sản xuất công nghiệp.
PTNTĐ công nghệ lọc hóa dầu đã cải tiến nhiều thiết bị công nghệ, áp dụng các công nghệ sản xuất mới vào dây chuyền sản xuất DCP của CTCP Hóa chất Phúc Lâm, thành tựu đạt được cụ thể như sau:
Về mặt năng suất:
- Đã nâng sản lượng từ 40 tấn DCP/ngày lên 80 tấn DCP/ngày trong giai đoạn 2013 - 2014 (tương đương từ 25% lên 50% công suất thiết kế); - Đã nâng sản lượng từ 80 tấn DCP/ngày lên 130 tấn DCP/ngày đến cuối năm 2015 (tương đương từ 50% lên 80% công suất thiết kế);
Về mặt chất lượng:
- Đã sản xuất được sản phẩm DCP với hàm lượng P trên 18% phục vụ thị trường thức ăn gia súc cao cấp ưong nước và xuất khẩu. Hiện nay, sản phẩm của Công ty đã xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Banglades, Angola với sản lượng khoảng 500 - 600 tấn/tháng. - Sản phẩm DCP của Công ty đã được tập đoàn Cargil (Mỹ) chấp nhận đưa vào danh mục nguyên liệu toàn cầu của Cargil (từ đầu 2015). Hàng tháng, các nhà máy của tập đoàn Cargil khu vực Đông Nam Á tiêu thụ khoảng 400 - 600 tấn DCP cho Công ty Phúc Lâm, tiến tới khoảng 1.000 tấn trong những năm tiếp theo.
Về mặt giá thành:
Đã giảm được khoảng 30 - 35% giá thành sản xuất DCP (tùy từng chủng loại sản phẩm) do: - Đã giảm tiêu hao nguyên vật liệu quặng apatit đầu vào từ 2,7 tẩn/1 tẩn sản phẩm xuống còn 2 tấn/1 tấn sản phẩm thông qua việc giảm thất thoát quặng apatit ưong bã thải gyps (chỉ số P2O5 không tan giảm từ 3 - 5% xuống còn < 1%; P2O5 tan trong bã thải gyps giảm từ 1,5 - 2% xuống còn dưới 0,3%), giảm tỷ lệ sản phẩm phụ, tăng cường thu hồi và tuần hoàn dòng P ưong quá trình sản xuất; - Giảm tiêu hao axit H2SO4 khoảng 20 - 25% do kiểm soát được chất lượng H3PO4 tạo ra mà không cần dùng quá dư axit H2SO4 (H2SO4 chiếm khoảng 40% trong cơ cấu giá thành sản phẩm DCP); - Tiết kiệm được đến 50% nước công nghệ trong toàn bộ quá trình sản xuất do: xử lý được và tận dụng được nước dư từ quá ưình trung hòa để pha quặng, rửa bã thải; xử lý nước thải và tuần hoàn lại quá trình sản xuất trong các công đoạn hóa vôi, vệ sịnh thiết bị; - Tiết kiệm được khoảng 10 - 15% vôi do đẩ áp dụng các tiêu chuẩn nguyên liệu mới và đề ra được các giải pháp kiểm soát chất lượng nguyên liệu vôi; - Tăng tỷ lệ sản phẩm chính/sản phẩm phụ từ 1/1 lên 1,8/1 do đã áp dụng nhiều giải phảp công nghệ nên khả năng kết tinh DCP tổt hơn; quá trình tinh chế sản phẩm giảm được thất thoát p nhiều hơn.
Không
Dicalcium phosphate;Monocalcium phosphate;Mono-dicalcium phosphate;Apatit;Chế biến;Thức ăn chăn nuôi;Sản lượng
Ứng dụng
Dự án sản xuất thử nghiệm
Kết quả của đề tài được ứng dụng bởi Công ty cổ phần Hóa chất Phúc Lâm, tỉnh Lào Cai.
Không
Không