
- Ứng dụng phản ứng Domino ghép đôi liên kết C-C và C-N trong tổng hợp các cấu trúc dị vòng có hoạt tính sinh học
- Dự án sản xuất thử nghiệm Viên hoàn nhỏ giọt từ chiết xuất Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata) và andrographolid
- Quản lý tiền tệ trong điều kiện phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam
- Luận cứ khoa học và giải pháp bố trí dân cư phục vụ phát triển bền vững đảm bảo an ninh - quốc phòng hệ thống đảo ven bờ Việt Nam
- Nghiên cứu sàng lọc chất có tác dụng bảo vệ cơ tim hướng đích ty thể sử dụng mô hình thiếu máu cục bộ cơ tim trên tim chuột cô lập và tế bào tim chuột nuôi cấy
- Phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái tại khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong
- Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp chẩn đoán trước sinh tư vấn sinh sản và dị tật bẩm sinh tại các vùng ô nhiễm nặng chất da cam/dioxin
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống thông tin di động chuyên dụng chuyển tiếp vệ tinh phục vụ vùng sâu vùng xa biển đảo và các trường hợp khẩn cấp
- Nghiên cứu nâng cao năng suất và sử dụng có hiệu quả nguồn gen lợn Cỏ và lợn Mẹo
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm đào tạo nghề trực tuyến tại trường Trung cấp nghề Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTĐL.2011-G/67
2015-02-059/KQNC
Nghiên cứu công nghệ phòng trừ sinh vật gây hại các công trình di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế Thánh địa Mỹ Sơn Khu phố cổ Hội An
Viện Sinh thái và Bảo vệ Công trình
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
TS. Nguyễn Quốc Huy
TS. Ngô Xuân Nam, PGS.TS. Trịnh Văn Hạnh, GS.TS. Bùi Công Hiển, ThS. Nguyễn Thúy Hiền, TS. Nguyễn Tân Vương, PGS.TS. Nguyễn Văn Quảng, ThS. Nguyễn Anh Đức, ThS. Nguyễn Minh Đức, ThS. Lê Quang Thịnh
Các công nghệ xử lý sinh học, xúc tác sinh học; lên men
10/2011
09/2014
2015-02-059/KQNC
Kết quả nghiên cứu của đề tài về các giải pháp phòng trừ sinh vật gây hại (mối, mọt, thực vật, nấm mốc... ) đối với các công trình di sản có cấu trúc gỗ, gạch, đá... tại khu vực miền trung Việt Nam, tuy nhiên các giải pháp này cũng có thể áp dụng linh hoạt cho các công trình di tích khác có điều kiện tương tự trong khu vực miền trung và các khu vực khác ở Việt Nam. Các quy trình ứng dụng các giải pháp thân thiện với môi trường để phòng trừ sinh vật hây hại chính tại 3 khu di sản văn hóa thế giới cũng đã được ứng dụng để phòng trừ mối, mọt đang gây hại cho các công trình di tích khác tại Huế, Đà Nẵng... và góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các công trình di tích nói chung.
1. Ý nghĩa đối với kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường: Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học, kinh nghiệm thực tiễn về phòng trừ sinh vật gây hại di sản văn hóa nói chung và các công trình di tích có kiến trúc gỗ, đá, gạch tại các khu vực có điều kiện tương tự. Kết quả nghiên cứu của đề tài mang lại những công cụ hữu ích đó là 04 quy trình kỹ thuật phòng trừ mối, mọt, thực vật, nấm mốc xâm hại các công trình di tích an toàn hiệu quả và thân thiện với môi trường, không chỉ góp phần quan trọng để bảo vệ các công trình di tích có giá trị không chỉ đối với tinh thần của người dân Việt Nam mà còn có giá trị đối với thế giới, đồng thời việc hướng tới sử dụng các giải pháp thân thiện với môi trường đã làm giảm thiểu việc sử dụng hóa chất trừ sâu bệnh ra ngoài môi trường. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng trong việc bảo tồn và phát triển các công trình di sản văn hóa nói chung và các công trình di tích nói riêng. 2. Ý nghĩa về mặt khoa học: Đề tài đã cung cấp các dữ liệu về sinh học sinh thái học của một số loài sinh vật gây hại chính cho 3 khu di sản văn hóa cố đô Huế, thánh địa Mỹ sơn và phố cổ Hội an. Các dữ liệu này sẽ là cơ sở khoa học để xây dựng giải pháp phòng trừ hiệu quả. Kết quả đề tài xây dựng được 04 quy trình kỹ thuật phòng trừ mối, mọt, thực vật, nấm mốc xâm hại cố đô Huế, thánh địa Mỹ sơn và phố cổ Hội an an toàn hiệu quả và thân thiện với môi trường, không chỉ góp phần quan trọng để bảo vệ các công trình di tích. Kết quả về thử nghiệm ứng dụng các quy trình này trên 03 mô hình tại cố đô Huế, thánh địa Mỹ sơn và phố cổ Hội an để phòng trừ sinh vật hại đang gây hại tại đây đã mang lại những thành công được ban quản lý và các nhà khoa học công nhận và đánh giá cao, được đề xuất là mô hình mẫu để mở rộng triển khai trên các công trình di tích lịch sử văn hóa khác đang bị sinh vật gây hại khác ở Việt Nam.
Nghiên cứu; Công nghệ; Phòng trừ; Sinh vật gây hại; Công trình; Di sản văn hóa; Phố cổ
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 3
Số lượng công bố quốc tế: 1
Không
02 Thạc sỹ, 01 Tiến sỹ.