- Tổng hợp nghiên cứu cấu trúc và hoạt tính sinh học của phức chất kim loại chuyển tiếp với một số axyl thiosemicacbazit
- Nghiên cứu đánh giá và khai thác chất Squalene làm dược phẩm từ vi tảo biển của Việt Nam
- Luận cứ khoa học về tổ chức không gian xác lập mô hình và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và biển đảo Việt Nam
- Vận dụng kinh nghiệm quốc tế để thiết lập hệ thống quy hoạch ở Việt Nam trong quá trình xây dựng Luật quy hoạch
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
- Hỗ trợ thương mại hóa quy trình công nghệ sản xuất nano tảo Spirulina platensis
- Nghiên cứu một số giải pháp nhằm cải thiện sinh khả dụng và tác dụng dược lý cho thuốc từ dược liệu áp dụng với silymarin và l-tetrahydropalmatin
- Đào tạo và chuyển giao công nghệ trong chẩn đoán và xác định bệnh virus trên cây trồng và vật nuôi tại Lào
- Nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương một số ngành kinh tế phục vụ phát triển bền vững một số khu kinh tế trọng điểm do tác động của biến đổi khí hậu nước biển dâng
- Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất beta-D-glucan và một số polysaccarit khác từ sinh khối nấm Linh chi và Hầu thủ
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTĐL.CN-59/15
2018-24-1162/KQNC
Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng
Viện Công nghiệp thực phẩm
Bộ Công Thương
Quốc gia
TS. Nguyễn Thị Minh Khanh
ThS. Nguyễn Thị Trang, ThS. Phạm Thu Trang, ThS. Lê Thị Thắm, ThS. Trịnh Thanh Hà, ThS. Trần Hoàng Quyên, ThS. Nguyễn Minh Châu, ThS. Lê Văn Bắc
Công nghệ liên quan đến xác định chức năng của ADN, protein, enzym
01/12/2015
01/06/2018
28/09/2018
2018-24-1162/KQNC
13/12/2018
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
Đề tài đã tuyển chọn được 03 chủng nấm men có khả năng tích lũy kẽm cao, với hàm lượng kẽm tổng số tích lũy trong sinh khối khô trung bình đạt 8mg/g: Saccharomyces cerevisiae CNTP4065, Saccharomyces cerevisiae CNTP 4054, Saccharomyces cerevisiae CNTP 4130. Đây là 03 chủng tiềm năng cho các nghiên cứu chuyên sâu và các ứng dụng sản xuất quy mô công nghiệp sau này.
Đề tài đã xây dựng được 02 quy trình công nghệ: Quy trình công nghệ sản xuất bột nấm men giàu kẽm hữu cơ quy mô 7-10kg/mẻ, quy trình công nghệ sản xuất viên nấm men giàu kẽm với hàm lượng kẽm >5mg/viên; Các quy trình đã được kiểm tra và đưa ra các thông số kỹ thuật đầy đủ. Đây là tiền để đề xây dựng các quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm khác có sử dụng bột nấm men giàu kẽm làm nguyên liệu. Những kết quả khoa học công nghệ đạt được chính là cơ sở để làm đa dạng hóa các loại sản phẩm thực phẩm từ bột nấm men giàu kẽm.
Trong quá trình thực hiện đề tài có sự kết quả hợp tác giữa Viện Công nghiệp thực phẩm, Công ty cổ phần Bioscope Việt Nam, Công ty cổ phần công nghệ xanh Nhật Minh. Sản phẩm đề tài là sản phẩm tiềm năng để kêu gọi các công ty liên quan có thể đầu tư, phát triển, phân phối sản xuất sản phẩm đưa ra thị trường cho người tiêu dùng.
Mức độ tác động với kinh tế, xã hội và môi trường: Kết quản của đề tài góp phần làm phong phú thêm dòng sản phẩm an toàn, thân thiện với con người, đặc biệt đối với trẻ em và những người bị thiếu hụt hàm lượng nguyên tố kẽm trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày.
Mức độ chuyển giao: Đề tài đã xây dựng và vận hành dây chuyền sản xuất thử nghiệm ổn định, sẵn sàng chuyển giao công nghệ với các công ty, đơn vị có nhu cầu phát triển sản xuất sản phẩm bột nấm men giàu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất các thực phẩm chức năng.
Nấm men; Kẽm hữu cơ; Thực phẩm chức năng; Sinh khối
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Phát triển công nghệ mới,
Số lượng công bố trong nước: 3
Số lượng công bố quốc tế: 1
Không
Đã tham gia đào tạo được 01 thạc sỹ, 01 tiến sỹ thuộc chuyên ngành Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm