Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

2015-52-350

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh do Cryptosporidium parvum gây ra ở bò lây sang người và xây dựng quy trình chẩn đoán nhanh

Viện Tài nguyên và Môi trường; Đại học Huế; Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Giáo dục và Đào tạo

PGS.TS. Đinh Thị Bích Lân

Bệnh truyền nhiễm

10/10/2014

2015-52-350

1.8.1: Kết quả nghiên cứu tình hình nhiễm kí sinh trùng C.parvum ở bò và người: Tỷ lệ nhiễm C.parvum ở bò nuôi tại Việt Nam tương đối cao (35,60%), trong đó Sơn La có tỷ lệ nhiễm cao nhất (60,98%), tiếp đến là Hà Nội (Ba Vì, Cầu Diễn, Phù Đổng) với tỷ lệ nhiễm 48,48%. Các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Đắc Lắc có tỷ lệ nhiễm tương ứng là 38,49%, 22,40%, 24,60% và 14,97%. Quảng Nam có tỷ lệ nhiễm thấp nhất (12,40%). + Tỷ lệ nhiễm C.parvum ở người trên địa bàn Thừa Thiên Huế là 22,5%. Những người có tiếp xúc với bò có tỷ lệ nhiễm là 36,31% cao hơn nhiều so với tỷ lệ nhiễm ở người không có tiếp xúc với bò (7,84%). Kết quả nghiên cứu đã cung cấp những số liệu khoa học về tình hình nhiễm ký sinh trùng C.parvum ở động vật và người. 1.8.2. KIT phát hiện nhanh kháng thể kháng Cp23 của C.parvum ở gia súc: + KIT có độ nhạy, độ đặc hiệu cao trong việc phát hiện kháng thể kháng Cp23 của C.parvum. + KIT dễ sử dụng, không đòi hỏi trình độ chuyên môn. KIT có thể được sử dụng ở hiện trường, không cần thiết bị, phòng thí nghiệm. 1.8.3. Bột lòng đỏ chứa kháng thể kháng kháng nguyên Cp23 có tác dụng phòng, trị bệnh C.parvum gây ra. + Bột kháng thể lòng đỏ được sản xuất bằng cách gây miễn dịch cho gà đẻ, thu trứng và tách lòng đỏ, sấy khô thành bột. + Bột kháng thể lòng đỏ có hiệu quả cao trong phòng và trị bệnh do C.parvum gây ra. + Bột kháng thể lòng đỏ dễ sử dụng, có thể trộn vào thức ăn hoặc nước uống.
11230
1.9.1. Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan: - Yêu cầu phát triển của ngành chăn nuôi đòi hỏi ngành thú y phải đi trước một bước để có thể sẵn sàng đáp ứng với tình hình dịch bệnh mới phát sinh hoặc mới xâm nhập từ bên ngoài. Việc tạo ra đội ngũ cán bộ có khả năng ứng dụng, triển khai khoa học công nghệ mới là cần thiết. Đề tài được triển khai là điều kiện để bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ và chuyên gia có trình độ kỹ thuật và kỹ năng tay nghề cao. - Xây dựng được quy trình sản xuất KIT chẩn đoán nhanh dựa trên nguyên lý của phản ứng sắc ký miễn dịch (Immunochromatographic test) và công nghệ protein tái tổ hợp. Đây là công nghệ mới, cần được ưu tiên nghiên cứu nhằm đẩy mạnh việc phát triển và ứng dụng công nghệ mới ở Việt Nam. - Bệnh do C.parvum chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đóng góp những số liệu về tình hình của bệnh do C.parvum ở Việt Nam, đặc điểm dịch tễ của bệnh, phương thức truyền lây giữa người và gia súc, làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp phòng chống bệnh hiệu quả. 1.9.2. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu - Đề tài được triển khai đã có tác dụng tăng cường năng lực nghiên cứu KH của cơ quan chủ trì đề tài. Một số phương pháp thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ mới như công nghệ protein tái tổ hợp, chế tạo kháng thể đặc hiệu, kháng thể cộng hợp, sản xuất chế phẩm sinh học được thực hiện tại phòng thí nghiệm của cơ quan chủ trì. Ngoài ra, đề tài còn thu hút sự tham gia của các nhà khoa học của nhiều cơ quan nghiên cứu có chức năng và nhiệm vụ khác nhau cùng chung sức giải quyết một vấn đề. - Đề tài đóng góp thêm 1 phương pháp chẩn đoán hữu hiệu, nâng cao năng lực chẩn đoán của các cơ sở chăn nuôi, các trạm thú y trong cả nước. - Chương trình phòng chống bệnh sẽ giúp cho các cơ sở chăn nuôi và chính quyền địa phương phòng chống được bệnh do C.parvum có hiệu quả. 1.9.3. Đối với kinh tế - xã hội và môi trường - Khống chế dịch bệnh là nhiệm vụ không những của ngành chăn nuôi - thú y mà của cả xã hội. Việc đảm bảo đàn gia súc không có dịch bệnh sẽ tạo điều kiện cho phát triển sản xuất và xuất khẩu nâng cao tiềm năng kinh tế của đất nước, góp phần giữ vững an ninh lương thực, thực phẩm; - Động vật sạch và sản phẩm động vật có chất lượng cao sẽ góp phần nâng cao sức khỏe của cộng đồng. Phòng chống hiệu quả bệnh do Cryptosporidium parvum trên bò sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh của người. Phòng ngừa, giảm thiểu các tác động bất lợi trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài từ dịch bệnh đến môi trường, sức khỏe và điều kiện sống của người dân. - 03 bài báo khoa học liên quan đến đề tài được xuất bản trên các tạp chí chuyên ngành là tài liệu tham khảo phục vụ đào tạo và sản xuất.

Crytosporidium parvum; Bệnh truyền nhiễm; Dịch tễ học; Chẩn đoán nhanh; Điều trị; Bò

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Cơ sở để xây dựng đề án SXTN,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

3 Thạc sĩ