- Tương tác giữa môi trường kinh doanh và kết quả đổi mới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ: bằng chứng từ Việt Nam
- Nghiên cứu ảnh hưởng độc hại của chì (Pb) lên cấu trúc quần thể vi khuẩn khử sulfate nhằm ứng dụng trong xử lý nước thải nhiễm Pb ở Việt Nam
- Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất hoa cây cảnh theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái trên địa bàn quận Kiến An thành phố Hải Phòng
- Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ dự báo cảnh báo sớm mưa lũ dông khu vực đồng bằng sông Cửu Long
- Bảo vệ môi trường khu công nghiệp tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ
- Hoàn thiện công nghệ thiết kế chế tạo bơm hướng trục ngang với kết cấu buồng xoắn kiểu HT3600-5
- Đo lường rủi ro thị trường trong đầu tư tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- Thực trạng và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại 10 phòng khám ngoại trú tỉnh Điện Biên năm 2017 và hiệu quả một số giải pháp can thiệp
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng Luật
- Đánh giá kết quả và đề xuất giải pháp tăng cường triển khai thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP về quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập và Nghị định 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp KH&CN
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KC.08.29/11-15
2016-02-1036/KQNC
Nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình khai thác nguồn nước đến phân phối sử dụng nước trên lưu vực sông Đồng Nai đề xuất các giải pháp duy trì và phát triển bền vững nguồn nước
Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
Khoa học và công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
TS. Lương Quang Xô
ThS. Nguyễn Vũ Huy, ThS. Đỗ Đức Dũng, ThS. Nguyễn Huy Khôi, ThS. Đặng Thanh Lâm, ThS. Trần Quang Thọ, KS. Nguyễn Thị Lan Hương, KS. Nguyễn Văn Hùng, KS. Nguyễn Hữu Chí, KS. Vũ Thị Hương
Thuỷ văn; Tài nguyên nước
05/2013
09/2015
13/01/2016
2016-02-1036/KQNC
15/09/2016
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài được áp dụng trực tiếp cho toàn bộ lưu vực hệ thống sông Đồng Nai và các vùng phụ cận có quan hệ trực tiếp tới nguồn nước và sử dụng nguồn nước, gồm vùng ven biển thuộc 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và vùng lưu vực sông Vàm cỏ Tây thuộc tỉnh Long An. - Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên nguồn nước, nhu cầu nước và cân bằng nước trên lưu vực sông Đồng Nai và vùng phụ cận. - Sản phẩm chính của đề tài là các báo cáo, bản đồ, sơ đồ, đánh giá tác động của công trình thủy lợi, thủy điện đến phân phối và sử dụng nước trên lưu vực sông Đồng Nai.
- Kết quả tính toán, báo cáo khoa học của đề tài được trích dẫn và ứng dụng trong các quy hoạch thủy lợi và phòng chống thiên tai trên lưu vực sông Đồng Nai. - Bên cạnh đào tạo trực tiếp cho 2 học viên cao học; sản phẩm của đề tài sẽ được các cơ quan nghiên cứu. trường đại học làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác có liên quan.
- Báo cáo về kết quả của đề tài được biên tập và chuyển giao cho Bộ TNMT như là cầu nổi cho các bên liên quan tham chiếu.
- Đề xuất các giải pháp duy trì và phát triển bền vững nguồn nước trên lưu vực sông Đồng Nai, được trình bày trong báo cáo tổng kết của Đề tài như sau:
+ Quản lý tổng hợp tài nguyên nước và đề xuất mô hình tổ chức lưu vực sông trên LVSĐN: đề xuất ba mô hình tổ chức quản lý lưu vực sông, trên cơ sở đó phân tích để lựa chọn ra một mô hình phù hợp nhất cho lưu vực. + Các giải pháp phát triển bền vững nguồn nước trên LVSĐN: về Quản lý rừng đầu nguồn: Đe phục vụ cho việc quản lý bền vững các lưu vực sông, công tác phân cấp đầu nguồn đã được đặt ra đối với ngành lâm nghiệp nhằm đề xuất các giải pháp thích hợp cho việc bảo vệ rừng đầu nguồn. Việc phân cấp đầu nguồn được xác định với 2 cấp là (1) Cấp xung yếu tự nhiên hay xung yếu khách quan, (2) cấp xung yếu hiện thời (hay cấp xung yếu thực te): Ket hợp với các nhân tố đánh giá thảm thực vật hiện có với các yếu tố xã hội để xác định các cấp sử dụng đất đầu nguồn thực tế.
Vấn đề phát triển thuỷ điện: Hệ thống hồ chứa thủy điện - thủy lợi không những làm nhiệm vụ chính là phát điện và tưới, mà còn đảm nhiệm vai trò điều tiết lũ, cắt lũ, cấp nước và gia tăng dòng chảy mùa kiệt. Hiệu quả cắt lũ của các hồ thủy điện đối với hạ lưu vực sông sông Đồng Nai... trong nhiều năm qua là những minh chứng điển hình cho việc phòng lũ hạ lưu.
về đảm bảo nước tưới cho phát triển nông nghiệp: đảm bảo nước cho phát triển nông nghiệp một cách hiệu quả và tiết kiệm là hết sức phức tạp và cần được tính toán, cân nhắc kỹ trong quy hoạch và đầu tư công trình. về cấp nước cho dân sinh và công nghiệp: song song với phát triển công trình thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp, trong đó, tính năng đa mục tiêu của công trình cần được chú trọng hơn, cùng với đầu tư thêm công trình cấp nước dân sinh và công nghiệp với nguồn cấp ổn định cả về lượng và chat. Neu đáp ứng về lượng nhưng không đáp ứng về chất là sự lãng phí rất lớn tài nguyên thiên nhiên. Do vậy, bảo vệ nguồn nước có sẵn, chống sự ô nhiễm và xuống cấp nguồn nước đôi khi còn quan trọng hơn là tăng thêm nguồn nhưng chất lượng không đảm bảo.
Giải pháp khai thác và phân bổ nguồn nước: Xây dựng hệ thống hồ chứa các cấp từ lớn, vừa, nhỏ thậm chí cực nhỏ cho từng Tiểu vùng/vùng, để không chỉ tạo nguồn nước cho từng Tiểu lưu Vực/Tiểu vùng mà còn cho các lưu vực sông/vùng và toàn LVSĐN&PC; Xây dựng các kênh chuyển nước liên lưu vực và trong lưu vực như dạng Da Nhim/Đại Ninh hoặc Phước Hòa/Dầu Tiếng; Hoàn thiện các công trình tưới trong từng Tiểu lưu Vực/Tiểu vùng, gồm hệ thống kênh chuyển nước, hệ thống trạm bơm và hệ thống cống lấy nước các cấp; Nghiên cứu xây dựng các kênh nối liên hồ nhằm tạo sự tương hỗ lẫn nhau cho từng lưu vực/vùng trong điều kiện cho phép.
- ứng dụng kết quả đề tài năm 2019 như sau:
Trong năm 2019 Viện QHTLMN đã hỗ trợ tỉnh Bình Thuận trong việc đánh giá tác động của hồ La Ngà 3 đến nguồn nước, xâm nhập mặn và các đối tượng dùng nước chính ở hạ du sông La Ngà và sông Đồng Nai. ứng dụng các sản phẩm từ đề tài, Viện QHTLMN đã đề xuất và thực hiện các nội dung sau: - Thiết kế quy hoạch thủy lợi cấp nước cho hồ La Ngà 3 (cấp nước tưới; cấp nước sinh hoạt; phát điện; đưa ra được các thông số kỹ thuật của công trình; dự kiến tổng mức đầu tư);
- Đánh giá được tác động của hồ La Ngà 3 đối với hạ du sông La Ngà (ngập úng hạ tầng, di dời; tác động đối với thủy điện La Ngâu; tác động đối với thủy điện Thác Bà; tác động của hồ La Ngà 3 đối với cắt lũ hạ du sông La Ngà); - Đánh giá tác động của hồ La Ngà 3 đối với dòng chảy tối thiểu và thủy điện hạ du sông Đồng Nai;
- Đánh giá tác động của hồ La Ngà 3 đối với sử dụng nước hạ du sông Đồng Nai (tác động của xâm nhập mặn); - Đánh giá hiệu quả đầu tư công trình hồ La Ngà 3; - Đưa ra các giải pháp giảm thiểu tác động của hồ La Ngà 3.
Kết quả của đề án đã được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt tại quyết định số 3042/QĐ-UBND ngày 7/12/2019 và được đánh giá là: “Đề án đã được các bộ, ngành Trung ương, địa phương liên quan và các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh tham gia góp ý. Đề án cũng đã được Hội đồng thẩm định xem xét thông qua tại cuộc họp Hội đồng thẩm định tỉnh ngày 26 tháng 9 năm 2019 và đã được giải trình, tiếp thu chỉnh sửa theo ý kiến góp ý lần hai của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dự án hồ La Ngà 3, tỉnh Bình Thuận đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào danh mục công trình đầu tư trong Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Đông Nam bộ giai đoạn đến 2030 và định hướng đến năm 2050 thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng tại Quyết định số 4326/QĐ-BNN-TCTL ngày 02 tháng 11 năm,2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư công trình hồ La Ngà 3 tại Quyết định số 3386/QĐ- BNN-KH ngày 26/8/2020
- Các lĩnh vực khoa học, công nghệ có liên quan như thủy lợi, xây dựng, giao thông, các giải pháp về hỗ trợ quản lý nguồn nước có dịp tham gia vào việc xây dựng hệ thống công trình thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước, bảo vệ môi trường, phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp bền vững.
- Bổ sung cơ sở dữ liệu cơ bản, phát triển sâu hơn các lĩnh vực nghiên cứu về thuỷ lợi, nông nghiệp và môi trường.
- Đối với tổ chức chủ trì đề tài: Kết quả nghiên cứu công phu, sáng tạo và được sự hợp tác của các nhà khoa học trong và ngoài nước sẽ nâng cao hiệu quả và tính bền vững trong nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể thuỷ lợi và giảm nhẹ thiên tai hạn hán-xâm nhập mặn cũng như quy hoạch tổng hợp cấp vùng và địa phương; xây dựng kế hoạch và hoạch định chiến lược phát triển vùng; Tăng cường vai trò quản lý quy hoạch lưu vực sông Đồng Nai mà cơ quan chủ trì đang đảm nhiệm chức năng.
- Đối với các cơ quan ứng dụng kết quả nghiên cứu: Quá trình triển khai nghiên cứu đề tài này còn có tác dụng to lớn trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu của nhóm nghiên cứu và những người tham gia các đơn vị tư vấn nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản có thể sử dụng kết quả phục vụ cho công việc của mình.
- Đối với các địa phương: Giúp địa phương chủ động hơn trong việc xây mới, nâng cấp, kiên cố hóa hệ thống công trình thuỷ lợi và công trình nội đồng, giúp điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cây trồng, vật nuôi và chuẩn bị các phương án vận hành hợp lý các công trình kiểm soát nguồn nước phục vụ sản xuất với điều kiện hiện tại và theo quy hoạch toàn vùng.
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học quan trọng cho việc xây dựng các nguyên tắc, chính sách và những chương trình, các dự án khả thi trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững kinh tế-xã hội và môi trường lưu vực sông Đồng Nai và phụ cận.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, công nghiệp vùng nghiên cứu, góp phần phát triển bền vững xã hội, xoá đói giảm nghèo.
Nguồn nước;Phân phối nước;Lưu vực;Thủy lợi;Thủy điện;Tác động;Phát triển bền vững; Sông Đồng Nai
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Đào tạo được 02 Thạc sĩ