
- Tổng hợp bất đối xứng một số dẫn xuất Artemisinin sử dụng hệ xúc tác quang hoạt Salen với một số kim loại chuyển tiếp Mn Cu Co Ni
- Các giải pháp thanh toán trực tuyến cho dịch vụ công của Chính phủ điện tử
- Nâng cao chất lượng đa dạng hoá sản phẩm và khai thác phụ phẩm của ngành sản xuất lúa gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
- Chu trình sinh địa hóa của các chất ô nhiễm kháng sinh do hoạt động nuôi trồng thủy sản tại vùng đất ngập nước ven biển: Nghiên cứu điển hình tại Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh)
- Nghiên cứu sản xuất vắc-xin phòng bệnh do E coli sinh độc tố đường ruột (ETEC) gây ra trên lợn
- Nghiên cứu ứng dụng và hoàn thiện quy trình công nghệ bảo quản tre nứa làm nguyên liệu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại huyện Ý Yên tỉnh Nam Định
- Nghiên cứu phát triển hệ thống thao tác tế bào sống tích hợp cảm biến cho kênh vi lỏng dựa trên kỹ thuật điện di điện môi
- Nghiên cứu dược liệu dâu tằm (Morus alba L) điều chế cao chuẩn hóa định hướng làm sản phẩm phòng và hỗ trợ trị bệnh đái tháo đường
- Nghiên cứu công nghệ thiết kế chế tạo thiết bị thu hồi bụi theo nguyên lý thấm ướt ứng dụng cho các dây chuyền sản xuất phân bón NPK
- Lý luận triết học về nhân cách và sự hình thành, phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
106.03-2012.92
2016-48-1205
Nghiên cứu đánh giá và khai thác chất Squalene làm dược phẩm từ vi tảo biển của Việt Nam
Viện Công nghệ Sinh học
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Quốc gia
PGS.TS. Đặng Diễm Hồng
TS. Hoàng Thị Minh Hiền, TS. Hoàng Thị Lan Anh, TS. Ngô Thị Hoài Thu, ThS. Nguyễn Cẩm Hà, ThS. Lê Thị Thơm, ThS. Lưu Thị Tâm
Công nghệ liên quan đến xác định chức năng của ADN, protein, enzym
03/2013
03/2016
10/09/2015
2016-48-1205
03/11/2016
378
- Phân lập các loài vi tảo biển dị dưỡng thuộc các chi Schizochytrium và Thraustochytrium của Việt Nam có chứa squalene;
- Đã thiết lập phương pháp xác định squalene nhanh, rẻ, dễ thực hiện và chính xác trong điều kiện phòng thí nghiệm Việt Nam;
- Sàng lọc nhanh các chủng tảo biển tiềm năng sản xuất squalene dựa trên khả năng tích lũy cao squalene và có khả năng nuôi trồng thu sinh khối trên quy mô lớn và giá thành sinh khối tảo nuôi được tương đối rẻ làm cơ sở khoa học cho việc thương mại hóa sản phẩm khi triển khai trên quy mô lớn từ khoảng 30-50 chủng vi tảo biển dị dưỡng thuộc hai chi Schizochytrium và Thraustochytrium phân lập;
- Tìm điều kiện nuôi trồng thích hợp cho sinh trưởng và tích lũy squalene của chủng vi tảo biển tiềm năng lựa chọn được ở cấp độ bình tam giác và hệ thống bình lên men 30 Lít. Bước đầu đã nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ glucose, tuổi tế bào và một số chất ức chế enzyme chìa khóa trong quá trình tổng hợp sterol như methyl jasmonaste (MJA) hoặc axit abscisic (ABA) hoặc ethephon... để tăng cường tích lũy squanlene trong sinh khối tảo thu được;
- Xây dựng quy trình nuôi trồng loài vi tảo biển dị dưỡng tiềm năng để thu sinh khối giàu squalene trong hệ thống bình lên men 30 Lít;
- Xây dựng quy trình tách chiết squalene từ sinh khối loài vi tảo biển dị dưỡng tiềm năng lựa chọn được.;
- Nghiên cứu độc tính cấp của squalene trên động vật thực nghiệm làm cơ sở cho việc sử dụng squalene từ sinh khối tảo làm dược phẩm.
Đề tài đã sàng lọc nhanh được các chủng vi tảo biển dị dưỡng thuộc chi Schizochytrium và Thraustochytrium giàu squalene; xây dựng thành công được quy trình nuôi trồng các chủng vi tảo biển nói trên giàu squalene trong hệ thống lên men 30 Lít, xây dựng được quy trình tách chiết squalene có nguồn gốc từ vi tảo, góp phần mở ra hướng ứng dụng nghiên cứu sử dụng squalene trong mỹ phẩm.
Squalene;Vi tảo biển dị dưỡng;Lên men;Nuôi trồng;Sinh khối;Độc tính cấp;Dược phẩm; Việt Nam
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học y, dược,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 1
Số lượng công bố quốc tế: 2
Không
- Góp phần đào tạo 01 NCS. Nguyễn Cẩm Hà với QĐ công nhận tập thể hướng dẫn và tên đề tài luận án cho NCS năm 2015 ( số 231/QĐ-CNSH ngày 8/5/2015) - Đào tạo 01 thạc sỹ Nguyễn Cẩm Hà với tên luận văn thạc sỹ: “Bước đầu nghiên cứu squalene trong một số chủng vi tảo biển phân lập ở Việt Nam”.