- Nghiên cứu vai trò và tác động của tầng lớp trung lưu ở nước ta đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2030
- Hoàn thiện công nghệ sản xuất maltooligosaccharide giàu maltotriose sử dụng trong công nghiệp thực phẩm
- Nghiên cứu và đánh giá các kỹ thuật cải thiện chất lượng cho hệ thống truyền thông truyền tiếp trong môi trường vô tuyến thông minh
- Mạng xã hội đối với thanh niên Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
- Tạo giống ngô biến đổi gen kháng sâu và kháng thuốc trừ cỏ
- Hoàn thiện công nghệ và chế tạo máy phay lăn răng CNC công nghiệp
- Nghiên cứu xây dựng giải pháp bảo mật cơ sở dữ liệu quan hệ phục vụ phát triển chính phủ điện tử
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tế bào để tuyển chọn và xây dựng hệ thống giống cam quýt sạch bệnh không hạt chất lượng cao cho các tỉnh phía Bắc
- Chuyển giao quy trình sản xuất nhanh chế phẩm nấm xanh Metarhizium anisopline ở quy mô nông hộ và xây dựng mô hình ứng dụng nấm xanh Metarhizium anisopline trừ rầy nâu hại lúa tại 4 huyện Ba Tri Bình Đại Thạnh Phú Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
- Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano cấu trúc mới Sn-doped In2O3 và In-doped TiO2 làm chất nền hỗ trợ cho Platin (Pt): Nâng cao hoạt tính và độ bền xúc tác cho pin nhiên liệu
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KHGD/16-20.ĐT.018
2021-52-242/KQNC
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đẩy mạnh quốc tế hóa giáo dục Việt Nam
Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Quốc gia
Chương trình Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng yêu cầu căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam
GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài
TS. Lý Thị Minh Châu; TS. Nguyễn Thị Thu Thủy; TS. Trần Mai Đông; TS. Nguyễn Lưu Bảo Đoan; PGS.TS. Trần Tiến Khai; PGS.TS. Hồ Viết Tiến; TS. Bùi Quang Hùng; TS. Phạm Khánh Nam; ThS. Nguyễn Văn Viên; ThS. Nguyễn Văn Dũng
Khoa học giáo dục
11/2017
11/2020
2021-52-242/KQNC
09/02/2021
Đề tài đã từng bước chuyển giao cho Cục Hợp tác quốc tế theo yêu cầu nhiệm vụ Bộ giao các kết quả nghiên cứu về các nội dung cụ thể như: đề xuất chính sách và quy định về đào tạo trực tuyến nhằm đóng góp sửa đổi Nghị định 73; xây dựng khung chiến lược quốc tế hóa hệ thống giáo dục Việt Nam; đúc kết các thông lệ quốc tế về quốc tế hóa năng lực đội ngũ học thuật tại trường đại học; đúc kết các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quốc tế hóa giáo dục (KPI) từ thông lệ quốc tế; và học hỏi các chính sách quốc tế hóa giáo dục điển hình trên thế giới; và đầu tư FDI về giáo dục các quốc gia trong khu vực. Đề tài đã từng bước chuyển giao cho Vụ Giáo dục đại học theo yêu cầu của Bộ các kết quả nghiên cứu phục vụ cho các hoạt động: góp ý sửa đổi dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi); đề xuất ban đầu đối với các chính sách quốc tế hóa cho sửa đối, bổ sung Luật GDĐH trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế hóa giáo dục đại học của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới; và đánh giá hiện trạng và đề xuất chính sách trong chiến lược giáo dục giai đoạn 2021-2030. Đồ tài đã chuyển giao cho Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực kết quả nghiên cứu phục vụ cho các hoạt động của đơn vị như: đúc kết kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chiến lược cho hệ thống đào tạo trực tuyến của Việt Nam; góp ý chính sách tại cuộc họp chuẩn bị cho Phiên họp thứ nhất năm 2020 của Tiểu ban Phát triển nhân lực về giáo dục trực tuyến, thu hút học giả quốc tế; và giải pháp hợp tác quốc tế phát triển nhân lực theo kinh nghiệm quốc tế.
Thứ nhất, đề tài nghiên cứu cơ sở khoa học và kinh nghiệm quốc tế về quốc tế hóa giáo dục, bao gồm các nội dung chính như: nghiên cứu khái niệm quốc tế hóa giáo dục, vai trò của quốc tế hóa giáo dục, hình thức/mô hình quốc tế hóa giáo dục; phân tích các nhân tố cơ bản của quốc tế hóa giáo dục; phân tích xu hướng quốc tế hóa giáo dục theo tiếp cận hệ thống; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế hóa giáo dục theo tiếp cận hệ thống; xác lập khung phân tích quốc tế hóa theo tiếp cận hệ thống; và các đúc kết từ cơ sở lý luận cho quốc tế hóa hệ thống giáo dục Việt Nam. Thứ hai, đề tài đánh giá thực trạng quốc tế hóa giáo dục Việt Nam hiện nay, bao gồm các nội dung chính như: tổng quan các quan điểm, chính sách của Nhà nước về quốc tế hóa giáo dục Việt Nam; phân tích hạn chế và thành tựu về quốc tế hóa giáo dục Việt Nam theo tiếp cận hệ thống; đánh giá thực trạng tiếp cận và bối cảnh quốc tế hóa giáo dục đại học Việt Nam; đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quốc tế hóa giáo dục đại học Việt Nam; đánh giá thực trạng các hoạt động quốc tế hóa hệ thống giáo dục đại học Việt Nam; đánh giá quốc tế hóa theo quan điểm lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học Việt Nam; và đúc kết hiện trạng quốc tế hóa hệ thống giáo dục Việt Nam theo khung phân tích. Thứ ba, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả quốc tế hóa giáo dục, bao gồm các nội dung chính như: quan điểm đề xuất giải pháp thúc đẩy quốc tế hóa giáo dục; kiến nghị chính sách nâng cao hiệu quả quốc tế hóa giáo dục Việt Nam; đề xuất giải pháp chương trình/ dự án nâng cấp các yếu tố đầu vào thúc đẩy hiệu quả quốc tế hóa giáo dục; và đề xuất các cấp giáo dục trong hệ thống giáo dục thúc đẩy quốc tế hóa.
Giáo dục; Quốc tế hóa; Chính sách; Phát triển
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 6
Số lượng công bố quốc tế: 1
Không
02 Thạc sĩ, 01 Tiến sĩ