liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTĐL.CN-13/19

2023-02-0829/NS-KQNC

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng nguồn nước hợp lý để phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang và vùng phụ cận trong bối cảnh thay đổi của thượng nguồn sông Mê Kông và biến đổi khí hậu

Viện khoa học thủy lợi miền nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

PGS. TS. Nguyễn Thanh Hải

GS.TS. Tăng Đức Thắng; TS. Tô Quang Toản; ThS. Nguyễn Văn Hoạt; ThS. Trần Hoài Giang; ThS. Phạm Thế Vinh; ThS. Đào Việt Hưng; TS. Nguyễn Trọng Uyên; ThS. Dương Thị Thùy Dung; ThS. Phạm Ngọc Hải

Khoa học môi trường - các khía cạnh xã hội;

02/2019

10/2022

28/12/2022

2023-02-0829/NS-KQNC

18/05/2023

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

- Làm rõ được biến động xây dựng thủy điện thượng lưu sông Mê Kông: giai đoạn trước năm 2007 là 10%, giai đoạn 2007÷2020 là 62%, và trong tương lai là 28%. Như vậy giai đoạn 2007-2020 là giai đoạn có biến động xây dựng thủy điện nhiều nhất (chiếm tỷ lệ 62%). - Xác định được tác động của phát triển nguồn nước Mê Kông và BĐKH tới nguồn nước vùng nghiên cứu:  Biến động dòng chảy sông Mê Kông đến vùng nghiên cứu (mùa lũ, mùa khô) thay đổi khác trước, trong đó bất lợi và thuận lợi đều tồn tại đan xen rất khó dự báo;  Loại trừ năm xuất hiện khí tượng thủy văn cực đoan, mực nước lũ cao nhất trong các năm gần đây (2007-2020) và trong các kịch bản có xu thế giảm thấp và thấp hơn so với lũ lịch sử 2000, năm lũ cao 2011;  Đối với dòng chảy mùa khô có xu thế tụt giảm mực nước các tháng đầu mùa khô (tháng 12, 1, 2), tháng 4 có xu thế tăng, các tháng còn lại ít thay đổi;  Đã xây dựng được phương trình thực nghiệm để dự báo xu thế nguồn nước các tháng đầu mùa khô hàng năm. - Các giải pháp khai thác và sử dụng nguồn nước hợp lý để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang và vùng phụ cận đã được nghiên cứu tính toán xác định, cụ thể là: (i) Các giải pháp hợp lý về hạ tầng thủy lợi; (ii) Các giải pháp hợp lý về sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản:  Các giải pháp hợp lý về hạ tầng thủy lợi: Phù hợp với điều kiện, định hướng phát triển của vùng nghiên cứu. Chủ động linh hoạt trong điều tiết dòng chảy, trữ nước và kiểm soát lũ, phòng tránh thiên tai;  Các giải pháp hợp lý về sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản của vùng đã thay đổi theo hướng tích cực, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy (chủ yếu là lúa) sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng có hiệu quả cao hơn nhiều lần so với chuyên lúa;  Tăng cường nguồn nước ngọt và góp phần đẩy mặn trên dòng chính, phục vụ dân sinh, sản xuất vào mùa khô cho vùng hạ du. Các giải pháp đề xuất đều phù hợp với Nghị Quyết 120, Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ; - Xây dựng và quản lý dữ liệu (WebGis) tra cứu dễ dàng (trên máy tính, thiết bị di động thông minh), thuận lợi… Góp phần mang lại hiệu quả cao các hoạt động kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu.
22479
- Ứng dụng công cụ hỗ trợ dự báo xu thế nguồn nước các tháng đầu mùa khô và các thông tin liên quan khác để dự báo xu thế nguồn nước các tháng đầu mùa khô địa bàn tỉnh An Giang và vùng phụ cận, là cơ sơ khuyến nghị cho các hoạt động như: nghiên cứu, điều hành sản xuất, vận hành hệ thống thủy lợi phù hợp để tích trữ nước phù hợp; - Các giải pháp về hạ tầng thủy lợi phù hợp: Đề xuất 8 cống kiểm soát nguồn nước ven sông Hậu (vị trí, qui mô); Định hướng phân vùng, hoàn thiện hệ thống đê bao phù hợp; Giải pháp về kênh trục vùng nghiên cứu, đề nghị xem xét tích hợp trong xây dựng kế hoạch các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất vùng nghiên cứu, giai đoạn trung hạn 2021÷2025 và giai đoạn 2025÷2030; - Các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất chuyên trồng lúa; đề xuất bố trí lại mùa vụ và xuống giống tập trung hợp lý, để xem xét trong xây dựng định hướng phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp cho tỉnh An Giang và vùng phụ cận. Địa chỉ ứng dụng: - Thiết kế mẫu cho 2 khu mẫu ((1) xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên đặc trưng, đại diện cho vùng giữa S. Tiền và S. Hậu; Khu mẫu (2) xã Vĩnh Chánh, xã Phú Thuận, H. Thoại Sơn), được địa phương đánh giá cao và chấp thuận tham khảo và ứng dụng nhân rộng cho các vùng sản xuất; - Ứng dụng phần mềm quản lý, khai thác dữ liệu dạng WebGIS: http://angiang.wra.vn trên máy tính, thiết bị di động thông minh hỗ trợ quản lý khái thác dữ liệu có hiệu quả trong hoạt động sản xuất, quản lý liên quan đến nông nghiệp, thủy lợi, tài nguyên nước và môi trường; - Ứng dụng các kết quả của đề tài cho tỉnh An Giang và những vùng khác có điều kiện tương tự

Nguồn nước; Sử dụng; Biến đổi khí hậu; Phát triển bền vững; An Giang

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học kỹ thuật và công nghệ,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

- Nghiên cứu sinh Hồ Văn Hòa, Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã sử dụng kết quả của đề tài cho nội dung luận án: “Đánh giá biến động Tài Nguyên Nước ĐBSCL”; - Học viên Trần Thị Minh Trí, học viên Cao học khóa 2021, khoa Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã sử dụng kết quả của đề tài cho luận văn: “Nghiên cứu các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn nước để phát triển bền vững kinh tế - xã hội xã Mỹ Hòa Hưng - Tp. Long Xuyên thích ứng biến đổi khí hậu và thay đổi của thượng nguồn sông Mê Kông”; - Học viên Nguyễn Thị Cẩn Hồng, khoa Quản lý Tài nguyên nước tổng hợp tại Đại học Andalas-Indonesia đã sử dụng kết quả của đề tài cho luận văn: “Hiện trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi sinh kế nông nghiệp để thích ứng với biến động tài nguyên nước tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang; - Các cơ quan khoa học và đào tạo (viện, trường), các nhà khoa học: số liệu, tài liệu tham khảo, mô hình và phương pháp nghiên cứu, phân tích và đánh giá.