Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

18/ĐT-KHCN/2021

10/2023/KQNC

Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp và du lịch tỉnh Ninh Bình

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Ninh Bình

UBND Tỉnh Ninh Bình

Tỉnh/ Thành phố

Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đỗ Văn Dung

Kinh tế học; Trắc lượng kinh tế học; Quan hệ sản xuất kinh doanh

08/2021

02/2023

09/03/2023

10/2023/KQNC

20/04/2023

Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình

Ngành công nghiệp: Trên cơ sở đánh giá hiện trạng, có xét đến các yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng thời gian tới, xác định một số vấn đề cần xem xét trong phát triển ngành công nghiệp để xây dựng mô hình phát triển công nghiệp theo không gian phát triển và cơ cấu lại ngành, lĩnh vực công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển các ngành có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao, trên cơ sở hàm lượng kỹ thuật, công nghệ hiện đại và tính chuyên môn hóa cao. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ và tiếp tục duy trì phát triển và mở rộng hợp lý các lĩnh vực không có nhiều điều kiện, cơ hội đầu tư và phát triển mạnh. Mô hình phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2030 là “Công nghiệp xanh, tuần hoàn, công nghiệp chế biến chế tạo là then chốt, chuyển đổi số là phương thức chính”. Trên cơ sở đó nhóm nghiên cứu đã đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp khả thi tổ chức thực hiện nhằm phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh và toàn quốc đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Gồm các giải pháp ưu tiên: (i) Đẩy mạnh thu hút đầu tư và quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình; (ii) Đẩy mạnh bảo vệ môi trường tự nhiên các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Ninh Bình; (iii) Đẩy mạnh nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách nhà nước về công nghiệp tỉnh Ninh Bình; (iv) Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho người lao động của các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; (v) Đẩy mạnh đầu tư, chuyển giao công nghệ cao, ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong phát triển công nghiệp; (vi) Định hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển hệ thống logistics tỉnh Ninh Bình; Ngành du lịch: Để giải quyết những hạn chế còn tồn tại trong quá trình phát triển nóng, tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch trên cơ sở khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, phát huy tối ưu các lợi thế của tỉnh theo mô hình “Phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, du lịch văn hoá - lịch sử - tâm linh là then chốt, chuyển đổi số là phương thức chính”. Ban chủ nhiệm đề tài đã đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp khả thi tổ chức thực hiện nhằm phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh và toàn quốc đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Gồm các giải pháp ưu tiên: (i) Đẩy mạnh đầu tư, chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình; (ii) Đẩy mạnh phát triển thị trường du lịch tỉnh Ninh Bình; (iii) Đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch tỉnh Ninh Bình; (iv) Tăng cường xây dựng, hoàn thiện và thực thi hiệu quả chính sách, cơ chế phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình; (v) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển du lịch.
NBH-UDKQ-41-2024
Các kết quả của đề tài đã góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu về hiện trạng và thực tế phát triển của ngành công nghiệp và du lịch tỉnh Ninh Bình hiện nay và các giải pháp để tháo gỡ khó khăn đang gặp phải của ngành công nghiệp và du lịch tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. Từ đấy đưa ra được những định hướng để đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp và du lịch tỉnh Ninh Bình.

Nghiên cứu; Đẩy mạnh; Phát triển công nghệ và du lịch tỉnh; Đề xuất giải pháp.

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học xã hội,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không