liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KC.08.15/16-20

2021-02-750/KQNC

Nghiên cứu đề xuất giải pháp khoa học - công nghệ khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước phục vụ phòng chống hạn đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

GS.TS. Lê Sâm

PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong; PGS.TS. Võ Khắc Trí; TS. Hà Hải Dương; TS. Ngô Tuấn Tú; TS. Hồ Huy Cường; TS. Nguyễn Lương Bằng; ThS. Nguyễn Tấn Hương; ThS. Nguyễn Quốc Hiệp; ThS. Nguyễn Đình Vượng

Kỹ thuật thuỷ lợi

09/2017

08/2020

15/12/2020

2021-02-750/KQNC

22/04/2021

[1]. Đề tài đã hoàn thành đánh giá tài nguyên nước vùng duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB) bao gồm nước mưa, nước mặt và nước dưới đất; Tổng lượng mưa vùng DHNTB đạt trung bình so với cả nước, tuy nhiên phân bố không đều theo không gian và thời gian, là yếu tố làm gia tăng hạn hán, thiếu nước một số vùng. Từ kết quả đánh giá tài nguyên nước, đề tài cũng đã xác định được những thách thức lớn đối với an ninh nguồn nước vùng DHNTB, trong đó nhấn mạnh thách thức do suy giảm rừng đầu nguồn, khó khăn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tiết giảm nước tiêu thụ trong nông nghiệp và vấn đề ô nhiễm môi trường làm giảm thiểu nguồn nước, sử dụng nước lãng phí, bất họp lý; Bên cạnh đó công tác quy hoạch, quản lý khai thác tài nguyên nước cũng đang tồn tại nhiều vấn đề tác động xấu đến tài nguyên nước DHNTB cầm sớm khắc phục. [2] . Đề tài đã tổng họp và đánh giá thực trạng hạn hán vùng DHNTB trong khoảng 10 năm trở lại đây; Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy hạn hán diễn ra với tần suất ngày càng tăng, mức độ thiệt hại cũng ngày càng lớn; Là minh chứng sự biến đổi cực đoan của thời tiết, khí hậu nói chung và vùng DHNTB nói riêng, hai đợt hạn nặng 2016 và 2019-2020 vừa qua đã chứng minh điều đó. Rõ ràng an ninh nguồn nước đang bị đe dọa nghiêm trọng trên vùng DHNTB. Cần phải có giải pháp lâu bền cho an ninh nguồn nước phục vụ phát triển bên vững cả nước nói chung và DHNTB nói riêng. [3] . Đề tài đã hoàn thành xây dựng phương pháp, quy trình và công cụ kiểm kê nguồn nước phục vụ phòng chổng hạn hán và điều hành cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vùng DHNTB; Là sản phẩm khoa học có giá trị thực tiễn góp phần dự báo, cảnh báo hạn hán và phục vụ phân phối nguồn nước họp lý theo nhu cầu trong các kịch bản hạn hán có thề xẩy ra, đặc biệt đã xây dựng cơ sờ dữ liệu giám sát hạn hán thời gian thực và nhận định hạn hán trên nền tảng Web-GIS phục vụ sản xuất nông nghiệp và an ninh nguồn nước cho vùng DHNTB, đã áp dụng tính toán phục vụ thực tiễn sản xuất tại hai tỉnh Bình Định và Ninh Thuận. [4] . Đề tài đã hoàn thành xây dựng cơ sờ khoa học khai thác sử dụng nguồn nước vùng DHNTB theo các phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm ứng phó hiệu quả với hạn hán xảy ra, tính toán với các mốc hiện trạng, năm 2020 và 2030; Thông qua kết quả tính toán cân bằng nước với các mốc thời gian như trên với nền tảng dữ liệu nguồn nước đến, nhu cầu nước theo các kịch bản chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đến 2030, kết quả cho thấy khi giảm diện tích trồng lúa thì nhu cầu nước sẽ giảm ngay (tiêu biểu như Bình Định); Đề tài khảng định một trong những giải pháp đảm bảo an ninh nước cấp bách và cần thiết nhất hiện nay chính là chuyển đổi từ 30 đến 50% diện tích trồng lúa hiện tại sang hoa màu, cây ăn quả và đồng cò. Giải pháp này sẽ tác động giảm ngay căng thẳng về nước và có thể tăng hiệu quả kinh tế DHNTB [5]. Đề tài đã hoàn thành việc đề xuất các giải pháp ngắn và dài hạn khai thác sử dụng hợp lý, bảo vệ phát triển tài nguyên nước nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước, giảm thiểu thiệt hại do hạn hán gây ra cho các tỉnh vùng DHNTB thích ứng với biến đổi khí hậu.
19010
- Đề tài đã ứng dụng vào thực tiễn sản xuất một mô hình đập bán ngầm khai thác nguồn nước trong đồi cát ven biển phục vụ sản xuất và đời sống trên vùng khan hiếm nước tại Hàm Thuận nam, tỉnh Bình Thuận; Nâng cao mực nước ngầm, đảm bảo nguồn nước tưới cho Thanh Long và nước sinh hoạt ngay trong mùa hạn khốc liệt năm 2020. - Thí điểm áp dụng công cụ giám sát dung tích hồ chứa bằng ảnh vệ tinh quang học tại tỉnh Bình Định - Thí điểm áp dụng công cụ giám sát dung tích hồ chứa bằng ảnh vệ tinh quang học tại tỉnh Ninh Thuận. - Áp dụng giải pháp khai thác nguồn nước ngầm hợp lý, bảo đảm nguồn nước tưới ổn định cho vườn cây Thanh Long tại Tuy Phong Bình Thuận trong mọi thời gian. Địa chỉ ứng dụng: - Các tinh vùng duyên hải Nam Trung Bộ 2022 - 2023

Tài nguyên nước; Nguồn nước; Hạn hán; Khai thác; Sử dụng; Khoa học - công nghệ

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học kỹ thuật và công nghệ,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

02 Thạc sỹ và 01 Tiến sỹ (Phối hợp đào tạo)