• Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

08/ĐT-KHCN/2019

21/2020/KQNC

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp cải tiến hoạt động tư vấn tâm lí học đường trong trường phổ thông tỉnh Ninh Bình

Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình

UBND Tỉnh Ninh Bình

Tỉnh/ Thành phố

Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn

CN. Bùi Thị Khuyên

Tâm lý học nói chung (gồm cả nghiên cứu quan hệ nguời - máy)

02/2019

01/2020

17/11/2020

21/2020/KQNC

16/12/2020

Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình

Sau khi đề tài được Hội đồng khoa học cấp tỉnh nghiệm thu năm 2020, ngay từ đầu năm học 2021-2022, Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình đã triển khai và áp dụng rộng rãi mô hình tư vấn tâm lí cho học sinh các cấp học: TH, THCS và THPT, cụ thể : Mô hình hoạt động phòng ngừa, phát hiện và tư vấn cho học sinh tiểu học; mô hình hoạt động trợ giúp học sinh THCS có khó khăn về tâm lý, học tập; mô hình hoạt động tư vấn tâm lý, ứng phó với các vấn đề trong cuộc sống, học tập cho học sinh THPT. Các đơn vị, trường học thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác tư vấn tâm lí học đường cho học sinh ngay tại đơn vị. Hiện nay 100% các cơ sở giáo dục phổ thông trong tỉnh đã thành lập được Tổ tư vấn, hỗ trợ tâm lí học sinh và công tác xã hội trong trường học.Sở Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn thực hiện cụ thể nhiệm vụ tư vấn tâm lí học đường trong văn bản hướng dẫn nhiệm vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh sinh viên vào đầu năm học. Năm 2023, Sở đã tổ chức bồi dưỡng, tập huấn công tác tư vấn tâm lí học đường cho 476 hiệu trư ng (155 hiệu trưởng trường mầm non, 146 hiệu trưởng trường tiểu học, 133 hiệu trưởng trường THCS, 07 hiệu trưởng trường TH&THCS, 27 hiệu trưởng trường THPT và 08 giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX trong tỉnh); bồi dưỡng 856 giáo viên là Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn trường, Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm các trường THPT và các trường THCS trong tỉnh; tích hợp, lồng ghép trong tập huấn phong trào xây dựng trường học Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn - Hạnh phúc trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông của tỉnh
NBH-UDKQ-046-2023
Đề tài nghiên cứu khoa học của Sở GD&ĐT có ý nghĩa rất thiết thực, gắn liền với việc triển khai, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại tỉnh Ninh Bình; có ý nghĩa trước mắt và lâu dài, các giải pháp đã góp phần giải quyết những khó khăn cho cán bộ quản lý và giáo viên trong quá trình tư vấn, tham vấn, giúp đỡ học sinh, đồng nghiệp và tổ chức các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Việc triển khai các giải pháp tư vấn tâm lí học đường của đề tài vào các cơ sở giáo dục phổ thông của tỉnh Ninh Bình mang lại nhiều ý nghĩa: - Đảm bảo giáo dục toàn diện: Các sản phẩm của đề tài được đưa ra thực sự phù hợp với hoàn cảnh thực tế của cán bộ, giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý học đường trong các cơ sở giáo dục phổ thông của tỉnh. Học sinh đến trường được học tập, vui chơi, rèn luyện kĩ năng, tư vấn tâm lí, tư vấn hướng nghiệp... Các giải pháp vừa mang tính thời sự, vừa đáp ứng được những yêu cầu trong thời gian tới và thực sự có hiệu quả cho nhà trường, địa phương cũng như toàn Ngành. Hiệu quả của các giải pháp mang lại tạo điều kiện cho mọi đối tượng trong trường phát huy khả năng sáng tạo của mình để đạt hiệu quả giáo dục cao nhất. Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo duc học sinh trong các trường phổ thông nhằm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những công dân có ích, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội. - Nâng cao năng lực quản lí, tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho cán bộ quản lí, giáo viên các nhà trường phổ thông trong tỉnh. Kích thích, tạo hưng phấn học tập, nghiên cứu khoa học học sinh. Các hoạt động tư vấn tâm lý học đường được cải tiến áp dụng vào thực tế vừa là yêu cầu khách quan, vừa là động lực thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo, tạo tiền đề vững chắc cho sự thành công của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, xây dựng một xã hội phát triển, công bằng, dân ch và văn minh. - Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh: khi triển khai các giải pháp tư vấn, tham vấn tâm lí cho học sinh, các em học sinh đã chủ động hợp tác với nhau, chủ động và tự bản thân thực hiện các nhiệm vụ học tập, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; được giao tiếp, tham gia các hoạt động giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống… Các hoạt động nêu trên góp phần tích cực vào hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. - Kết nối trường học vơi cộng đồng: để đảm bảo triển khai hiệu quả hoạt động tư vấn tâm lí học đường, các cơ sở giáo dục phổ thông thường kết nối với các tổ chức chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường để tạo cơ hội, môi trường cho học sinh được chủ động, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động văn hoá văn nghệ …., rèn luyện bản lĩnh tự tin, hội nhập, dám đương đầu với những khó khăn thử thách để vượt qua… - Hướng nghiệp, phân luồng: tổ chức tốt hoạt động tư vấn, tham vấn cho học sinh về giáo dục nghề, định hư ng nghề, đánh giá được sự phù hợp, năng khiếu, sở thích của bản thân với nghề nghiệp, từ đó có những lựa chọn đúng đắn, phù hợp với bản thân và thích ứng với xã hội. Với ý nghĩa thiết thực trên, hiện nay các giải pháp mà đề tài đưa ra đã được triển khai có hiệu quả cao trong các nhà trường Ninh Bình. Việc triển khai nhân rộng thực hiện các giải pháp đề tài không chỉ giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông trong tỉnh thực hiện tốt các quy định mà còn phát huy năng lực sáng tạo của mỗi cán bộ quản lý, giáo viên trong quản lý, tổ chức các hoạt động giáo dục đơn vị mình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay. - Các cơ s lý luận và thực tiễn của đề tài cũng giúp cho các cán bộ quản lý cấp Sở , phòng, trường nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, bổ sung kiến thức cho công tác quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường. - Qua các mô hình tư vấn tâm lí học đường đã giúp cho các cơ quan, ban, ngành có liên quan (trường đại học, cao đẳng ) và các sở, ban ngành tham khảo khi quan tâm đến các vấn đề tổ chức hoạt động giáo dục tư vấn tâm lí học đường trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Nghiên cứu thực trạng; Đề xuất các giải pháp; Hoạt động; Tư vấn tâm lý học đường.

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học xã hội,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế, Là cơ sở để đề xuất những nội dung nghiên cứu những vấn đề mới.

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Cán bộ quản lý và giáo viên trong các trường TH, THCS, THPT đã sử dung kết quả của đề tài cho nội dung luận án, luận văn và viết sáng kiến của mình về giáo dục tư vấn tâm lí học đường cho học sinh, học viên.