• Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KC.08/16-20

2021-02-268/KQNC

Nghiên cứu đề xuất hoàn thiện thể chế chính sách nhằm giảm thiểu rủi ro lũ quét và sạt lở đất đá ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Viện kinh tế và quản lý thủy lợi

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

TS. Trần Văn Đạt

ThS. Phạm Thị Diệp; PGS.TS. Đoàn ThếLợi; TS. Cao Thị Lụa; PGS.TS. Huỳnh Thị Lan Hương; TS. Vũ Bá Thao; TS. Ngô Thị Thanh Hương; PGS.TS. Lê Thị Nguyên; PGS.TS. Trân Thị Thu Hà; ThS. Lương Ngọc Chung; PGS.TS. Đỗ Minh Đức; TS. Phạm Thị Anh Đào; PGS.TS. Đinh Vũ Thanh; PGS.TS. Nguyên Bỉnh Thìn; TS. Nguyễn Tuấn Anh; ThS. Trương Công Tuân; CN. Đỗ Khắc Hải; ThS. Nguyễn Mạnh Ngọc; ThS. Bùi Thị Quỳnh Nga

Kỹ thuật thuỷ lợi

06/2019

11/2020

13/01/2021

2021-02-268/KQNC

22/02/2021

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

Đề tài nghiên cứu về thể chế chính sách, không có tính thương mại. Kết quả nghiên cứu của Đề tài chủ yếu phục vụ Nhà nước (Trung ương đến địa phương) để hoạch định chính sách hoặc thông tin cho các tổ chức có liên quan, các nhà đầu tư. Với Nhà nước, kết quả nghiên cứu của đề tài về giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm giảm thiểu rủi ro lũ quét và sạt lở đất đá được sử dụng để hoàn thiện thể chế, chính sách cho các vùng, miền khác nhau có điều kiện tương tự. Với các tổ chức và các nhà đầu tư, kết quả nghiên cứu cung cấp thêm thông tin, tham khảo để lồng ghép vào các dự án đầu tư, dự án phát triển kinh tế xã hội. Kết quả nghiên cứu góp phần cải thiện dịch vụ công của Chính phủ (phi lợi nhuận), đảm bảo an toàn cho cuộc sống và sản xuất của người dân. Kết quả nghiên cứu, sản phẩm của đề tài được chuyển giao theo phương thức: Hội thảo, chia sẻ phổ biến kết quả nghiên cứu cho các tổ chức, cá nhân làm việc trong lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai, đặc biệt là cán bộ Nhà nước ở các cấp trong vùng miền núi phía Bắc.
18528
Việc hoàn thiện chính sách sẽ giúp củng cố cơ sở pháp lý, xây dựng được đội ngũ cán bộ chuyên trách, chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn để thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống thiên tai nói chung, lũ quét và sạt lở đất nói riêng. Bên cạnh đó tạo dựng được cơ chế khuyến khích, hỗ trợ lực lượng tham gia các hoạt động phòng, chống thiên tai cũng như xây dựng được chính sách phù hợp với điều kiện của từng vùng đảm bảo nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai, đặc biệt là đối với khu vực khó khăn là vùng núi phía Bắc. Địa chỉ ứng dụng: Hệ thống tiêu chí đề xuất của đề tài đã được cơ quan quản lý chuyên ngành các tỉnh Hà Giang, Điện Biên và Sơn La chấp thuận, xem xét để trình cơ quan có thẩm quyền cho phép áp dụng thử nghiệm để đánh giá hiệu quả việc thực hiện quản lý rủi ro lũ quét tại địa phương. Kết quả đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế chính sách đã được cơ quan quản lý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xem xét để xây dựng chính sách hoặc lồng ghép vào chiến lược và chương trình tổng thể về phòng chống thiên tai của quốc gia. Thời gian ứng dụng: Từ ngày 29/4/2020 đến ngày 19/5/2020

Lũ quét; Sạt lở đất; Thể chế; Chính sách; Rủi ro; Thiệt hại

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học tự nhiên,

Đóng góp vào công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách của cơ quan quản lý chuyên ngành

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Góp phần đào tạo 02 Thạc sỹ tại trường Đại học Thủy lợi và Đại học Mỏ - Địa chất.