Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

105.08-2015.01

2018-53-908

Nghiên cứu dòng silic trong đất lúa đồng bằng sông Hồng

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Đại học Quốc gia Hà Nội

Quốc gia

GS.TS. Nguyễn Ngọc Minh

TS. Bùi Thị Kim Anh, TS. Trần Thị Tuyết Thu, ThS. Nguyễn Xuân Huân, CN. Đàm Thị Ngọc Thân

Thổ nhưỡng học

27/07/2018

2018-53-908

10/08/2018

Cục Thông tin KH và CN Quốc gia

Mô tả chi tiết hơn về sơ đồ tuần hoàn Si trong hệ canh tác lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng, trong đó nhấn mạnh sự hiện diện của phytolith từ rơm rạ như một mắt xích của dòng Si trong môi trường đất lúa.Bên cạnh đó, nghiên cứu này hé mở thông tin về phytolith như một "kho dự trữ" dinh dưỡng (cụ thể là P, K và Si) cho cây trồng. Xác định được các pha chuyển hóa của Si trong đất và đặc biệt đã đánh giá ảnh hưởng của dạng Si hòa tan đến các tính chất lý hóa học ví dụ như thành phần cơ giới, dung tích trao đổi ion, đặc tính keo. Nghiên cứu này hé mở rằng, sự tăng lên của Si hòa tan trong dung dịch đất có thể đẩy nhanh quá trình mất các hạt keo sét trong đất thông qua quá trình xói mòn và rửa trôi. Nghiên cứu về vòng tuần hoàn Si trong hệ canh tác nông nghiệp và trong đất lúa, kết hợp với mô hình mô phỏng chuyển hóa (mất Si) cho phép cung cấp diễn biến tình trạng Si trong đất và xác định được các thời điểm có khả năng thiếu hụt Si cung cấp cho cây trồng (ví dụ: tháng 4-5, tháng 8-9, trùng với thời điểm cuối vụ lúa), từ đó có thể đề xuất các biện pháp bổ sung Si thông qua phân bón.
15238
Kết quả của nhiệm vụ được sử dụng tiếp trong các bài báo và là cơ sở khoa học quan trọng cho những nghiên cứu trong tương lai.

Thổ nhưỡng; Đất trồng lúa; Dòng silic; Nguồn dự trữ silic; Hợp chất chứa silic; Đồng bằng sông Hồng

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học tự nhiên,

Cơ sở để hình thành Đề án KH,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không