- Tác động của phong cách lãnh đạo khởi nghiệp đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên: Bằng chứng từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam
- Thực nghiệm các giải pháp kỹ thuật trong canh tác tỏi ở huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi (canh tác tỏi không bổ sung đất không thay cát)
- Nghiên cứu tổng thể giải pháp công trình đập dâng nước nhằm ứng phó tình trạng hạ thấp mực nước, đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng hạ du Sông Hồng
- Nghiên cứu tổng hợp vật liệu hấp phụ - quang xúc tác BiOI nhằm xử lý thuốc kháng sinh nhóm Fluoroquino-lone (Ciprofloxacin Levo-floxacin) trong môi trường nước
- Thu nhận phân đoạn peptide có hoạt tính sinh học từ con ruốc (Acetes japonicus)
- Nghiên cứu sản xuất đường trehalose từ tinh bột bằng công nghệ enzyme ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm
- Ứng dụng kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ của Viện Lúa quốc tế IRRI cho cây lúa tại xã Hòa Bắc huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng
- Nghiên cứu các điều kiện vi khí hậu và môi trường trong hang động Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng phục vụ phát triển du lịch bền vững
- Hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học và triển khai ứng dụng trong xử lý và quản lý ô nhiễm cho một tiểu vùng nuôi cá tra ở cù lao sông Tiền
- Nghiên cứu quy trình công nghệ tách loại chì và các tạp chất ra khỏi kẽm kim loại phế liệu bằng phương pháp thiên tích
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KHCN-TNB/14-19
2021-54-1659/KQNC
Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi sản xuất nông nghiệp thích ứng với hạn mặn vùng Tây Nam Bộ nghiên cứu trường hợp điển hình tại tỉnh Bến Tre
Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu
Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Quốc gia
PGS. TS. Nguyễn Hồng Quân
TS. Đào Nguyên Khôi; PGS. TS. Châu Nguyễn Xuân Quang; TS. Ngô Thị Phương Lan; PGS. TS. Võ Tường Quân; TS.Ngô Thị Thu Trang; TS. Lâm Đạo Nguyên; TS. Mai Văn Khiêm; TS. Trần Văn Thịnh; TS. Phạm Thị Ánh Ngọc
Khí hậu học
01/10/2017
01/10/2020
04/02/2021
2021-54-1659/KQNC
11/11/2021
Đề xuất được 12 mô hình chuyển đổi sinh kế nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu và tổ chức nhân rộng mô hình tại địa phương cùng với sổ tay hướng dẫn kỹ thuật các mô hình sản xuất thử nghiệm được bố trí tại 3 huyện Ba Tri, Thạnh Phú và Bình Đại tỉnh Bến Tre nhằm cải thiện điều kiện sống của các hộ nông dân tham gia mô hình sản xuất cho người dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre dựa trên: (1) việc xác định các vùng sinh thái của tỉnh Bến Tre, (2) đánh giá các mô hình sinh kế hiện hữu và (3) sàng lọc và lựa chọn mô hình sinh kế để triển khai. Hệ thống quan trắc mặn có thế thu thập và truyền số liệu tự động. Hệ thống cảnh báo mặn qua mạng điện thoại di động.
Hiệu quả về khoa học và công nghệ: + Xây dựng mô hình dự báo hạn mặn cho đồng bằng sông Cửu Long (trước 3 - 6 tháng) và áp dụng thành công cho năm 2019 - nay. + Xây dựng và phát triển các bộ công cụ đánh giá sinh kế bền vững, khả năng chống chịu hạn mặn. + Đề tài đã xây dựng thành công 10 mô hình sinh kế cho người dân vùng hạn mặn tỉnh Bến Tre. Hiệu quả về kinh tế xã hội và môi trường: + Nhiệm vụ xây dựng các mô hình sinh kế nuôi bò sữa và nuôi dê triển khai trên địa bàn tỉnh Bến Tre dựa trên: (1) việc xác định các vùng sinh thái của tỉnh Bến Tre, (2) đánh giá các mô hình sinh kế hiện hữu, (3) sàng lọc và lựa chọn mô hình sinh kế để triển khai. + Với tính thực tiễn cao, chủ đề nghiên cứu rõ ràng, nhiệm vụ đã đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu về việc triển khai các mô hình sinh kế đáp ứng được nhu cầu thực tế của người dân địa phương, có sự kết hợp giữa tri thức bản địa và kiến thức khoa học hợp lý (kỹ thuật thực hiện mô hình, nhu cầu tài chính triển khai, định hướng tiêu thụ sản phẩm, ...) để cho thấy những ưu điểm vượt trội so với những cách làm trước đó. Đồng thời, mô hình được chấp nhận và có sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng. + Các mô hình dược lựa chọn thử nghiệm để thay đổi sinh kế của người dân tỉnh Bến Tre trong vùng hạn mặn. Trong quá trình thực hiện, mô hình đã được theo dõi (bao gồm việc tổng hợp các chi phí/ thu nhập, vấn đề kỹ thuật, môi trường phát sinh, liên kết chuỗi giá trị sản phẩm) vả đánh giá nhằm xác định các mô hình sinh kế thành công để nhân rộng triển khai. Mô hình triển khai thành công đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, chi phí đầu tư ít. + Từ đó các yếu tố về sinh kế, việc làm của nông dân khi nhiệm vụ được triển khai cũng mang lại hiệu quả rõ rệt. Khi ứng dụng các giải pháp mới cho mô hình sinh kế, tận dụng các lao động địa phương tham gia vận hành mô hình thực tế. Đối với các giải pháp mang tính định hướng sau khi thực hiện thí điểm như các quy trình chăn nuôi, trồng trọt được tiếp cận theo các phương pháp mới từ các chuyên gia đầu ngành đã góp phần cải thiện thu nhập và điều kiện sống của các hộ nông dân tham gia tại Tỉnh Bến Tre, tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn nông dân trong vùng hạn mặn. + Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã có những chia sẻ, góp ý trực tiếp vào các văn bản, tài liệu liên quan đến phát triển kinh tế xã hội địa phương. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài đã kêu gọi được sự tham gia của doanh nghiệp trong việc mở rộng các mô hình sinh kế thích ứng hạn mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long (phối hợp cùng công ty Lavifood thực hiện cho tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long triển khai mô hình tôm - lúa, 14 ha/tỉnh).
Biến đổi khí hậu; Hạn mặn; Nông nghiệp; Thích ứng; Sản xuất
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 8
Số lượng công bố quốc tế: 8
01 Sở hữu trí tuệ.
01 Tiến sỹ và 02 Thạc sỹ.