Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTĐL.CN-07/17

2022-02-1232/NS-KQNC

Nghiên cứu giải pháp hợp lý và công nghệ thích hợp phòng chống xói lở ổn định dải bờ biển và các cửa sông Cửu Long đoạn từ Tiền Giang đến Sóc Trăng

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

ThS. Lê Xuân Tú

TS. Nguyễn Duy Khang, GS.TS. Tăng Đức Thắng, GS.TS. Lê Mạnh Hùng, PGS.TS. Hoàng Văn Huân, PGS.TS. Đinh Công Sản, PGS.TS. Trần Bá Hoằng, PGS.TS. Tô Văn Thanh, PGS.TS. Nguyễn Nghĩa Hùng, PGS.TS. Nguyễn Phú Quỳnh, ThS. Đinh Quốc Phong, TS. Trần Ánh Dương, ThS. Nguyễn Tuấn Long, KS. Nguyễn Đức Hùng, ThS. Nguyễn Bình Dương, ThS. Lê Thị Minh Nguyệt, ThS. Trần Thị Trâm, ThS. Lê Thị Phương Thanh, ThS. Trần Thùy Linh, ThS. Trần Tuấn Anh, KS. Nguyễn Công Phong, KS. Phạm Văn Hiệp, KS. Lương Thanh Tùng, ThS. Bùi Huy Bình, ThS. Kiều Văn Công, KS. Trần Bá Hoàng Long

Kỹ thuật bờ biển

01/2017

06/2022

07/10/2022

2022-02-1232/NS-KQNC

28/11/2022

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

Đề tài đã nghiên cứu đề xuất 1 dạng kết cấu giảm sóng xa bờ dạng chóp TC1, đã được nghiên cứu lý thuyết kết hợp nghiên cứu trên mô hình toán, mô hình vật lý về tính ổn định, hiệu quả giảm sóng...tại phòng thí nghiệm tổng hợp Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam. Kết cấu TC1 đã được ứng dụng để bảo vệ bờ biển khu vực Cồn Cống vào năm 2019. Kết quả khảo sát thực địa cho thấy, sau 3 năm đưa vào sử dụng, công trình ổn định, cho hiệu quả chống xói lở rõ rệt, bãi sau đê được bồi lắng với chiều dày bồi lắng lớn nhất đạt 1.0 m (trung bình 0.7m). Sau khi xây dựng công trình, bồi cát xuất hiện ngay sau đê và phía sát bờ nơi có dòng chảy mạnh hơn, cây non phát triển, nhiều cây mắm, cây bần mọc lên, đây là dấu hiệu tốt để khôi phục rừng ngập mặn và thảm phủ thực vật ven bờ. Qua thời gian công trình hoạt động cũng đã chứng minh về khả năng ổn định trên nền đất yếu và tính linh động đối với những vị trí địa hình thay đổi lớn. Các dạng ĐGS kết cấu rỗng TC1 bước đầu phát huy hiệu quả đảm bảo nhiệm vụ giảm sóng, gây bồi, dựa trên đo đạc hiện trường cho thấy hiệu quả giảm sóng đạt 50÷70%. Đây là công nghệ mới được thử nghiệm, do đó trong quá trình vận hành cần thường xuyên quan trắc và theo dõi hiệu quả giảm sóng, dòng chảy, khả năng bồi lắng sau công trình, mức độ xói lở tại chân công trình để đánh giá, áp dụng rộng rãi trong thời gian tới.
21462
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, công nghệ đê giảm sóng kết cấu rỗng đã được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT thuộc Sở NN&PTNT Tiền Giang lựa chọn làm giải pháp bảo vệ bờ biển khu vực Gò Công và Tân Phú Đông. Từ năm 2019 đến nay, kết cấu rỗng TC1 đã được ứng dụng để bảo vệ gần 5km bờ biển khu vực tỉnh Tiền Giang. Kết cấu đã được ứng dụng xây dựng bảo vệ bờ biển Cồn Cống và Tân Thành (phía nam KDL Tân Thành) với chiều dài tuyến công trình lần lượt là 1600m và 1535m, công trình thử nghiệm thuộc phạm vi đề tài này với chiều dài 260m. Sau 3 năm đưa vào sử dụng công trình làm việc khá ổn định, mang lại hiệu quả rõ nét về khả năng giảm sóng, gây bồi và khả năng khôi phục rừng ngập mặn. Hiện nay, kết cấu TC1 cũng được áp dụng ở phía Bắc khu du lịch Tân Thành và bờ biển khu vực thị trấn Vàm Láng với chiều dài tuyến công trình lần lượt là 1442m và 250m. Trong năm vừa qua, kết cấu tiếp tục được áp dụng để bảo vệ bờ biển khu vực Cồn Ngang-huyện Tân Phú Đông và khu vực Gò Công với chiều dài lần lượt 6625m và 5421m. Kết cấu sau khi được ứng dụng sau 4 năm đưa vào sử dụng công trình làm việc khá ổn định, mang lại hiệu quả rõ nét về khả năng giảm sóng, chống xói lở, gây bồi và khả năng khôi phục rừng ngập mặn ven biển.

Bờ biển; Cửa sông; Phòng chống xói lở; Công nghệ

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học kỹ thuật và công nghệ,

Phát triển công nghệ mới, Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Bằng Độc quyền Giải pháp Hữu ích số 2710 được cấp bởi Cục Sở hữu trí tuệ theo Quyết định số 13026w/QĐ-SHTT ngày 13/8/2021.

3 Thạc sĩ, 1 nghiên cứu sinh