liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

2021-52-1721/KQNC

Nghiên cứu giải pháp kĩ thuật xây dựng mô hình nuôi trồng thuỷ sản bền vững bảo vệ môi trường nước phát triển sinh kế nâng cao đời sống cư dân lòng hồ Hoà Bình Sơn La Núi Cốc góp phần xây dựng Nông thôn mới

Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quốc gia

TS. Lê Minh Châu

TS. Hồ Thị Bích Ngọc; TS. Nguyễn Thu Quyên; TS. Phạm Thị Trang; TS. Đặng Thị Mai Lan; TS. Bùi Ngọc Sơn; TS. Vũ Thị Hạnh; TS. Nguyễn Thu Trang; ThS. Nguyễn Thị Hường; ThS. Nguyễn Hữu Hòa; ThS. Nguyễn Thị Thùy Dương; ThS. Mai Hải Hà Thu; ThS. Lưu Hồng Sơn; ThS. Phan Thị Yến; ThS. Dương Văn Biểng; KS. Nguyễn Văn Tùng; KS. Hoàng Đức Luấn; KS. Nguyễn Thị Kim Oanh

Nuôi trồng thuỷ sản

01/2020

06/2021

29/10/2021

2021-52-1721/KQNC

23/11/2021

Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

Nghiên cứu, xây dựng 01 quy trình kỹ thuật vận chuyển tươi sống cá bỗng, cá nheo mỹ (lăng đen) dạng hở và 03 mô hình nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường nước ở hồ chứa, cụ thể : 01 mô hình nuôi ghép cá bỗng/trai ngọc tại Hòa Bình, 01 mô hình nuôi ghép cá trắm đen/trai ngọc tại Núi Cốc và 01 mô hình nuôi ghép cá nheo mỹ/trai ngọc. Đồng thời tổ chức nghiên cứu, xây dựng 03 quy trình chế biến sản phẩm thủy sản từ các loài thủy sản nước ngọt nuôi và tự nhiên trong vùng lòng hồ và xây dựng 01 mô hình sản xuất tại Trung tâm Đào tạo, Nghiên cứu và Phát triển thủy sản – trường Đại học Nông Lâm. Đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ cho 100 lượt người cộng đồng dân cư vùng lòng Hồ Thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La, Núi Cốc và đã giới thiệu 03 doanh nghiệp/ HTX tiêu thụ sản phẩm nuôi, chế biến để đảm bảo sản xuất, tiêu thụ ổn định.
19982
Giúp cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên lồng/bè có thể tăng được lên về lợi ích trên một đơn vị diện tích và công lao động sản xuất. Ý nghĩa khoa học của đề tài: + Đề tài đã đánh giá được hiệu quả của mô hình nuôi ghép cá với nuôi trai nước ngọt lấy ngọc đối với môi trường nước tại khu vực thí nghiệm; + Đề tài đã nghiên cứu, xây dựng thành công quy trình vận chuyển hở cá bỗng và cá nheo mỹ tươi sống (cá thịt, có khối lượng từ 2-4 kg/con); + Đe tài đã nghiên cứu, xây dựng quy trình công nghệ sản xuất cá sấy, cá tẩm gia vị, chả cá từ những loài cá có giá trị kinh tế thấp như cá tép dầu, cá mè, cá rô phi + Cung cấp một phần cơ sở dữ liệu về mặt khoa học cho các nhà khoa học để phục vụ cho các nghiên cứu sâu hơn hoặc nghiên cứu trên các đối tượng khác. Ý nghĩa kinh tế - xã hội: + Các kết quả quy trình nuôi ghép cá với nuôi trai nước ngọt lấy ngọc có thể được nhân rộng ra đối với các hộ, doanh nghiệp khác trong vùng nghiên cứu của đề tài với mục tiêu cơ bản là vừa phát triển kinh cho công động dân cư vùng lòng hồ, vừa đảm bảo ít ảnh hưởng nhất đối với môi trường nước. + Khả năng nhân rộng các kết quả của đề tài ra thực tế là rất cao. Quy trình vận chuyển cá bỗng, cá lăng đen có thể được áp dụng được làm cơ sở cho vận chuyển tươi sống các loài cá nuôi khác. Có thể được áp dụng để vận chuyển cá nuôi thương phẩm đi đến nơi tiêu thụ, làm giảm tối đa tỷ lệ cá chết, đem lại lợi ích cho người nuôi cá. + Các quy trình chế biến cá từ cá mè, cá tép dầu, cá rô phi là cơ sở để các hộ sản xuất, hợp tác xã và doanh nghiệp ứng dụng vào sản xuất các sản phẩm chế biến nhằm gia tăng giá trị sản phẩm từ những loài cá có ở vùng lòng hồ.

Nông thôn mới; Thủy sản; Bảo vệ môi trường; Môi trường nước; Dân cư; Đời sống; Kĩ thuật

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không