Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

Xây dựng mô hình sản xuất chế biến và tiêu thụ nấm ăn nấm dược liệu theo hướng công nghiệp tại Thanh Hóa

Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng và Phát triển Công nghệ Sinh học Thanh Hóa

UBND Tỉnh Thanh Hóa

Lê Quang Châu

Trồng trọt

Nhờ tiếp thu công nghệ của dự án trung tâm đã ứng dụng thành công kỹ thuật nuôi cấy mô thế bào thực vật để phân lập giống gốc của một số giống nấm. Từ khi triển khai dự án đến nay, trên cơ sở kết quả đạt được, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã hình thành được một số trang trại trồng nấm và Hợp tác xã phát triển nghề nấm ăn, nấm dược liệu…, dạy và cấp chứng chỉ nghề cho một số giáo viên của các trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, đào tạo kỹ thuật viên cho một số chi hội của Hội làm vườn - Trang trại Thanh Hóa, phối hợp dạy nghề với Liên minh hội Phụ nữ tỉnh.
Tự chủ được nguồn giống gốc và cung cấp nguồn giống đảm bảo chất lượng ngay trong tỉnh mà người dân không phải đi xa, giảm chi phí và nguy cơ rủi ro trong quá trình mua và vận chuyển giống. Nhận thức về nghề trồng nấm của người dân đã chuyển biến tích cực, nhận thức về giá trị dinh dưỡng của nấm, về lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường của nghề trồng nấm đã được nâng lên đáng kể. Dự án đã đem lại việc làm cho nông dân từ những việc như thu gom, vận chuyển rơm rạ, mùn cưa, gỗ tạp, mùn bã mía công nghiệp, bông phế thải, nhất là việc sản xuất giống, đóng, hấp sấy bịch, chăm sóc, thu hái và mua bán tiêu thụ sản phẩm nấm. Tại trung tâm, nhờ tăng khả năng khai thác cơ sở vật chất, máy móc thiết bị vốn có và mới nên hoạt động sự nghiệp có thu của đơn vị trong thời gian thực hiện dự án, năm sau luôn cao hơn năm trước.

Nấm; Trồng trọt; Sản xuất; Chế biến; Công nghiệp; Dược liệu; Mô hình

Ứng dụng

Dự án KH&CN

Tiếp nhận và làm chủ 11 quy trình sản xuất các loại giống nấm, nấm thương phẩm, bảo quản và chế biến nấm được chuyển giao. Xây dựng thành công 4 mô hình (Sản xuất các loại giống nấm cấp I, cấp II, cấp III; Sản xuất nấm tập trung tại Trung tâm; Trồng nấm phân tán trong dân; Chế biến các loại nấm). Đào tạo được 12 kỹ thuật viên và tập huấn cho 556 lượt nông dân.

Dự án đã đem lại việc làm cho nông dân từ những việc như thu gom, vận chuyển rơm rạ, mùn cưa, gỗ tạp, mùn bã mía công nghiệp, bông phế thải, nhất là việc sản xuất giống, đóng, hấp sấy bịch, chăm sóc, thu hái và mua bán tiêu thụ sản phẩm nấm. Tại Trung tâm, nhờ tăng khai thác cơ sở vật chất, máy móc thiết bị vốn có và mới nên hoạt động sự nghiệp có thu của đơn vị trong thời gian thực hiện dự án, năm sau luôn cao hơn năm trước.