- Áp dụng khoa học kỹ thuật đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng viên gỗ nén tại Công ty TNHH năng lượng AT
- Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2011-2020 và đề xuất kiến nghị giải pháp cho giai đoạn 2021-2025
- Nghiên cứu tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin cúm A/H5N1 giai đoạn III trên người tình nguyện
- Nghiên cứu xây dựng quy trình đánh giá khả năng chịu lực của cấu kiện kính xây dựng
- Nghiên cứu công nghệ và chế tạo hệ thiết bị đa cấp để xử lý hiệu quả và triệt để khí ô nhiễm trong quá trình sản xuất cồn sinh học từ sắn lát
- Xây dựng mô hình bảo tồn và khai thác tài sản trí tuệ trong lĩnh vực ẩm thực Bình Thuận (Bánh canh chả cá bánh căn lẩu thả) và đặc sản quà tặng (nước Mắm Phan Thiết mực một nắng thanh long) nhằm thúc đẩy phát triển du lịch Bình Thuận
- Định lượng tác động của đầu tư đổi mới công nghệ đến năng suất lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay
- Nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất lúa tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
- Nghiên cứu xây dựng chuỗi nhân giống cho 04 giống lợn cao sản
- Nghiên cứu công nghệ và chế tạo hệ thiết bị đa cấp để xử lý hiệu quả và triệt để khí ô nhiễm trong quá trình sản xuất cồn sinh học từ sắn lát
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KHCN-TN/16-20/2
2020-02-997/KQNC
Nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng lưu giữ và khai thác hiệu quả tài nguyên nước mặt phục vụ phát triển bền vững khu vực Tây Nguyên
Viện Khoa học và Thủy lợi Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
GS.TS. Nguyễn Vũ Việt
ThS. Phạm Thị Hoài, TS. Đặng Hoàng Thanh, PGS.TS. Nguyễn Thanh Bằng, ThS. Trần Quốc Hiệp, PGS.TS. Đoàn Doãn Tuấn, ThS. Trần Hùng, ThS. Trần Thiết Hùng, ThS. Bùi Mạnh Bằng, ThS. Nguyễn Huy Vượng
Kỹ thuật môi trường và địa chất, địa kỹ thuật
01/12/2016
01/06/2020
06/08/2020
2020-02-997/KQNC
06/10/2020
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
Đề tài đã ứng dụng giải pháp thu gom, khai thác nguồn nước karst mạch lộ bằng hào thu nước có sử dụng băng thu nước Waterbell để thu, gom các mạch nước trong đất, đá ở vùng núi cao, khan hiếm nước (mô hình khai thác nguồn nước karst mạch lộ) để cấp nước sinh hoạt. Bên cạnh đó đề tài dùng tấm Pin năng lượng mặt trời để chạy máy bơm hút nước từ lỗ khoan giúp tiết kiệm kinh phí, giúp người dân giảm kinh phí khi dùng nước. Đặc biệt giải pháp này rất tốt cho các vùng cao, vùng sâu, vùng xa nơi mà nguồn điện lưới chưa có (mô hình khai thác nguồn nước karst ngầm).
Để các mô hình công nghệ bền vững đề tài đã đề xuất giải pháp khai thác, bảo vệ phát triển bền vững và sử dụng hợp lý nguồn nước karst ngầm.
- Chuyển giao công nghệ.
- Kết quả của đề tài sẽ được giao nộp hoàn toàn cho cơ quan quản lý (Chương trình Tây Nguyên 2016-2020, Viện Hàn Lâm KHCNVN).
- Căn cứ theo kết quả nghiên cứu của đề tài, theo yêu cầu của Ban chương trình, các sản phẩm sẽ được Viện KHTL Việt Nam chuyển giao cho đơn vị quản lý ngành địa phương để phục vụ sản xuất.
- Phần mềm quản lý và sử dụng tài nguyên nước (mùa khô) dựa trên công nghệ WebGIS sẽ được chuyển giao cho Tổng cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh vùng Tây nguyên;
- Mô hình thử nghiệm trình diễn công nghệ lưu giữ và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước mặt sẽ được chuyển giao cho UBND xã để tổ chức điều hành. Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam sẽ giúp tư vấn thành lập tổ chức dùng nước để quan lý, khai thác sử dụng mô hình.
Phương thức chuyển giao:
+ Chuyển giao qua việc xây dựng mô hình mẫu.
+ Chuyển giao qua các hướng dẫn quy trình, quy phạms
+ Qua các hội thảo
+ Qua các bài báo (phương tiện thông tin đại chúng)
+ Qua các bản vẽ thiết kế mẫu.
1/ Hiệu quả kinh tế của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế theo thế mạnh của Vùng trên cơ sở hoạch định tiềm năng nguồn nước và giải pháp phát triển và bảo vệ bền vững nguồn nước, góp phần giảm thiểu những thiệt hại về kinh tế xã hội, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường, sinh thái khu vực, góp phần trong việc giải quyết tranh chấp khai thác, sử dụng tài nguyên nước giữa các ngành, các vùng. Góp phần cho các quy hoạch, kế hoạch sử dụng nước hiệu quả và ổn định xã hội Tây Nguyên
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa học để giúp các các nhà quy hoạch có cơ sở khoa học đề xuất giải pháp công trình hợp lý, giúp cơ quan quản lý xây dựng, quản lý các giải pháp lưu giữ và khai thác hiệu quả tài nguyên nước mặt; thông qua đó đóng góp quan trọng trong việc đề ra các giải pháp khắc phục sự suy giảm nguồn nước, hiệu quả sử dụng nước, khai thác bền vững tài nguyên nước trên địa bàn Tây Nguyên
- Trước đây, khu vực dự án không có công trình thủy lợi cấp nước tưới nên người dân trồng cao su, sau khi chuyển đổi sang trồng cà phê dự án cũng chủ yếu dựa vào nước mưa hoặc bơm nước dưới suối (phụ thuộc vào nguồn nước đến) không chủ động được tưới. Tuy nhiên, khi xây dựng được mô hình trình diễn tại địa điểm này người dân đã chủ động được nước cũng như thời gian tưới. Giảm được nhân công, nhất là nhân công cho tưới, cụ thể, khi chưa có dự án thì mất 2 công/ ha/1 lần tưới x 15 ha= 30 công, trong khi hiện tại chỉ cần 1 người vận hành/ngàycho 15 ha. Năng suất cây trồng tăng được 20% khi chưa có tưới, ngoài ra còn nâng cao năng lực cho cán bộ và người dân vùng hưởng lợi…
2/ Ý nghĩa khoa học của đề tài
a. Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan
- Làm giàu cơ sở dữ liệu khoa học tài nguyên nước mặt trên một vùng lãnh thổ cho nhiều ngành khoa học liên quan như: Khoa học về phát triển và quản lý nguồn nước; Khoa học dự báo...
- Ứng dụng công nghệ thông tin, các phương pháp nghiên cứu hiện đại như các công cụ mạnh trong hệ thống phân tích, đánh giá và quản lý cân bằng nước hệ thống các đối tượng sử dụng nước trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Ngyên
- Góp phần thúc đẩy sự phát triển các chuyên ngành liên quan như Tài nguyên nước và môi trường, xây dựng công trình thủy lợi, cơ khí thiết bị Thủy lợi,....
b. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
- Tích lũy thêm kinh nghiệm và quảng bá được khả năng nghiên cứu các lĩnh vực chuyên môn;
- Làm gắn bó hơn các chuyên ngành khoa học của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam trong việc thực hiện các đề tài lớn cấp Nhà Nước;
- Việc thực hiện đề tài là môi trường tốt để các cán bộ trẻ được đào tạo, nâng cao trình độ nghiên cứu;
- Là cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quy hoạch tài nguyên nước.
- Là cơ sở tham khảo ra các quyết định đầu tư các giải pháp lưu giữ và khai thác hiệu quả tài nguyên nước mặt phục vụ phát triển bền vững khu vực Tây Nguyên.
c. Đối với kinh tế - xã hội và môi trường
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế theo thế mạnh của Vùng trên cơ sở hoạch định tiềm năng nguồn nước và giải pháp phát triển và bảo vệ bền vững nguồn nước, góp phần giảm thiểu những thiệt hại về kinh tế xã hội, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường, sinh thái khu vực, góp phần trong việc giải quyết tranh chấp khai thác, sử dụng tài nguyên nước giữa các ngành, các vùng.
- Góp phần cho các quy hoạch, kế hoạch sử dụng nước hiệu quả và ổn định xã hội Tây Nguyên
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa học để giúp các các nhà quy hoạch có cơ sở khoa học đề xuất giải pháp công trình hợp lý, giúp cơ quan quản lý xây dựng, quản lý các giải pháp lưu giữ và khai thác hiệu quả tài nguyên nước mặt; thông qua đó đóng góp quan trọng trong việc đề ra các giải pháp khắc phục sự suy giảm nguồn nước, hiệu quả sử dụng nước, khai thác bền vững tài nguyên nước trên địa bàn Tây Nguyên
- Góp phần cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên
Nước mặt; Tài nguyên nước; Quản lý; Biến đổi khí hậu; Khai thác
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 7
Số lượng công bố quốc tế: 1
Không
01 thạc sỹ và 03 tiến sỹ.