1/ Hiệu quả kinh tế của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế theo thế mạnh của Vùng trên cơ sở hoạch định tiềm năng nguồn nước và giải pháp phát triển và bảo vệ bền vững nguồn nước, góp phần giảm thiểu những thiệt hại về kinh tế xã hội, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường, sinh thái khu vực, góp phần trong việc giải quyết tranh chấp khai thác, sử dụng tài nguyên nước giữa các ngành, các vùng. Góp phần cho các quy hoạch, kế hoạch sử dụng nước hiệu quả và ổn định xã hội Tây Nguyên
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa học để giúp các các nhà quy hoạch có cơ sở khoa học đề xuất giải pháp công trình hợp lý, giúp cơ quan quản lý xây dựng, quản lý các giải pháp lưu giữ và khai thác hiệu quả tài nguyên nước mặt; thông qua đó đóng góp quan trọng trong việc đề ra các giải pháp khắc phục sự suy giảm nguồn nước, hiệu quả sử dụng nước, khai thác bền vững tài nguyên nước trên địa bàn Tây Nguyên
- Trước đây, khu vực dự án không có công trình thủy lợi cấp nước tưới nên người dân trồng cao su, sau khi chuyển đổi sang trồng cà phê dự án cũng chủ yếu dựa vào nước mưa hoặc bơm nước dưới suối (phụ thuộc vào nguồn nước đến) không chủ động được tưới. Tuy nhiên, khi xây dựng được mô hình trình diễn tại địa điểm này người dân đã chủ động được nước cũng như thời gian tưới. Giảm được nhân công, nhất là nhân công cho tưới, cụ thể, khi chưa có dự án thì mất 2 công/ ha/1 lần tưới x 15 ha= 30 công, trong khi hiện tại chỉ cần 1 người vận hành/ngàycho 15 ha. Năng suất cây trồng tăng được 20% khi chưa có tưới, ngoài ra còn nâng cao năng lực cho cán bộ và người dân vùng hưởng lợi…
2/ Ý nghĩa khoa học của đề tài
a. Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan
- Làm giàu cơ sở dữ liệu khoa học tài nguyên nước mặt trên một vùng lãnh thổ cho nhiều ngành khoa học liên quan như: Khoa học về phát triển và quản lý nguồn nước; Khoa học dự báo...
- Ứng dụng công nghệ thông tin, các phương pháp nghiên cứu hiện đại như các công cụ mạnh trong hệ thống phân tích, đánh giá và quản lý cân bằng nước hệ thống các đối tượng sử dụng nước trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Ngyên
- Góp phần thúc đẩy sự phát triển các chuyên ngành liên quan như Tài nguyên nước và môi trường, xây dựng công trình thủy lợi, cơ khí thiết bị Thủy lợi,....
b. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
- Tích lũy thêm kinh nghiệm và quảng bá được khả năng nghiên cứu các lĩnh vực chuyên môn;
- Làm gắn bó hơn các chuyên ngành khoa học của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam trong việc thực hiện các đề tài lớn cấp Nhà Nước;
- Việc thực hiện đề tài là môi trường tốt để các cán bộ trẻ được đào tạo, nâng cao trình độ nghiên cứu;
- Là cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quy hoạch tài nguyên nước.
- Là cơ sở tham khảo ra các quyết định đầu tư các giải pháp lưu giữ và khai thác hiệu quả tài nguyên nước mặt phục vụ phát triển bền vững khu vực Tây Nguyên.
c. Đối với kinh tế - xã hội và môi trường
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế theo thế mạnh của Vùng trên cơ sở hoạch định tiềm năng nguồn nước và giải pháp phát triển và bảo vệ bền vững nguồn nước, góp phần giảm thiểu những thiệt hại về kinh tế xã hội, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường, sinh thái khu vực, góp phần trong việc giải quyết tranh chấp khai thác, sử dụng tài nguyên nước giữa các ngành, các vùng.
- Góp phần cho các quy hoạch, kế hoạch sử dụng nước hiệu quả và ổn định xã hội Tây Nguyên
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa học để giúp các các nhà quy hoạch có cơ sở khoa học đề xuất giải pháp công trình hợp lý, giúp cơ quan quản lý xây dựng, quản lý các giải pháp lưu giữ và khai thác hiệu quả tài nguyên nước mặt; thông qua đó đóng góp quan trọng trong việc đề ra các giải pháp khắc phục sự suy giảm nguồn nước, hiệu quả sử dụng nước, khai thác bền vững tài nguyên nước trên địa bàn Tây Nguyên
- Góp phần cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên
Địa chỉ ứng dụng: 01 mô hình thử nghiệm trình diễn công nghệ lưu giữ và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước mặt (đưa nước suối lên 20-40m; 01 bể thu 30m3; 02 bể trữ 250m3; 500m3; hệ thống đường ống cấp nước) được xây dựng tại Thị trấn Đắc Hà- huyện Đắc Hà- tỉnh Kon Tum) (đầu mối thu nước+01 bể thu 30m3; 01 bể trữ 600m3; hệ thống đường ống cấp nước) tại thị trấn Đắk Tô, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum
Thời gian ứng dụng Từ tháng 12/2016 đến T12/2019 được gia hạn đến T6/2020